Xem ngày tốt - Tư vấn phong thủy - Lịch vạn niên - Bát Tự - Tử vi - Cải vận 2024

https://phongthuyvuong.net


Tử vi lý số: An Sao - Những vấn đề cần lưu ý

Muốn lập một lá số Tử vi, trước hết phải an sao, sau mới giải đoán. Trước khi an sao, còn có những vấn đề phải ghi chú: phải đủ yếu tố Nam, Nữ, năm, tháng, ngày, giờ sinh. Vấn đề giờ. Thường bị ghi sai; cho nên phải kiểm điểm lại. Các cách kiểm lại giờ sinh được ghi ở mục sau, chúng cũng thuộc vào giải đoán. Kiểm lại, thấy đúng thì thôi. Thấy sai mới nên sửa giờ sinh.
Tử vi lý số
Bài trước, chúng tôi đã nói về những nguyên tắc cơ bản trong tử vi lý số, trong đó có Cung Xung chiếu:

"Cung Xung Chiếu là cung từ phía đối diện chiếu sang (đối xứng qua tâm của Thiên Bàn). Các cặp xung chiếu là: Tí - Ngọ, Sửu - Mùi, Dần - Thân, Mão - Dậu, Thìn - Tuất, Tỵ - Hợi

Trong phép giải đoán, khi xem 1 cung, phải xem cả cung chính chiếu. Nếu cung chính khắc xuất cung chính chiếu, thì nó đoạt các sao tốt, thế tốt của cung chính chiếu. Nếu cung chính chiếu bị khắc nhập thì nó gán cho những sao xấu, thế xấu của cung chính chiếu (đó là ý nghĩa của sự xung chiếu)."

>> Xem Bài trước: Tử vi lý số: Cung Xung chiếu

Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày về cách An sao trong tử vi lý số: An Sao - Những vấn đề cần lưu ý

AN SAO - CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý:

Muốn lập một lá số Tử vi, trước hết phải an sao, sau mới giải đoán. Trước khi an sao, còn có những vấn đề phải ghi chú:

Phải đủ yếu tố Nam, Nữ, năm, tháng, ngày, giờ sinh.

Vấn đề giờ. Thường bị ghi sai; cho nên phải kiểm điểm lại. Các cách kiểm lại giờ sinh được ghi ở mục sau, chúng cũng thuộc vào giải đoán. Kiểm lại, thấy đúng thì thôi. Thấy sai mới nên sửa giờ sinh.

Ngoài ra, cũng nên chú ý cho những người ghi là sinh lúc 11 giờ 30, 12 giờ đêm. Đó là giờ Tí , thuộc vào ngày sau (thì phải ghi là ngày hôm sau).

Giờ hiện hành cũng là giờ thời tiền chiến và được chuyển sang giờ Tử vi như sau:
 
11 giờ đêm – 1 giờ = giờ Tí
1 giờ – 3 giờ = giờ Sửu
3 giờ – 5 giờ sáng = giờ Dần
5 giờ – 7 giờ sáng = giờ Mão
7 giờ – 9 giờ = giờ Thìn
9 giờ – 11 giờ trưa = giờ Tỵ
11 giờ – 1 giờ = giờ Ngọ
1 giờ – 3 giờ = giờ Mùi
3 giờ – 5 giờ chiều = giờ Thân
5 giờ – 7 giờ = giờ Dậu
7 giờ – 9 giờ tối = giờ Tuất
9 giờ – 11 giờ đêm = giờ Hợi
tu vi ly so gio am lich

Trong thời Nhật và sau chính biến 09/03/1945, giờ được tăng thêm 1 giờ, tức là 12 giờ đêm – 2 giờ là giờ Tí , đến tháng 10 – 1945 lại trở về cũ.

Khi có giờ phải hỏi rõ giờ đêm hay giờ chiều.

Vấn đề tháng nhuận

Nếu là tháng nhuận, thì 15 ngày đầu được kể là thuộc tháng trước, 15 ngày sau kể là thuộc tháng sau.
Thí dụ: 13 tháng 6 nhuận = kể là 13 tháng 6
24 tháng 6 nhuận = kể là 24 tháng 7.

Vấn đề năm

Thường khi người xem chỉ nhớ tuổi mà không nhớ Can, Chi. Hoặc chỉ nhớ là tuổi con Gà (thí dụ tuổi con Gà, tức là tuổi Dậu). Ngược lại, cũng có khi nhớ Can Chi mà không nhớ tuổi. Dưới đây là các cách tính để giải quyết.

Cách tính đòi hỏi phải biết đọc chuỗi hàng Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) theo chiều ngược, tức là Quý, Nhâm, Tân, Canh, Kỷ, Mậu, Đinh, Bính, Ất, Giáp.

a) Biết số tuổi, tìm Can Chi

Hỏi: Năm nay 46 tuổi, sinh Can Chi nào?

Cách tìm : Năm nay là Kỷ Mùi. Bấm vào cung Mùi, rồi bấm từng cung theo chiều nghịch cho đến 6 (số lẻ của 46), ta đến cung Dần. Lại từ cung Mùi, gọi là Kỷ, ta vẫn theo chiều nghịch và đếm ngược hàng Can cho đến cung Dần, đến Dần ta được Giáp. Giáp là Can của người xem.

Bây giờ từ cung Dần gọi là 6, ta đếm thuận nhảy một cung đến Thìn là 16, Ngọ là 26, Thân là 36, Tuất là 46. Tuất là Chi muốn tìm. Tuổi xem là Giáp Tuất.

Công thức

Từ cung Chi năm nay, ta đếm chiều nghịch và kể từ Can năm nay theo chuỗi ngược cho đa số tuổi lẻ; đến Can nào là Can của tuổi; lại từ đấy, đếm chiều thuận, mỗi lần nhảy 1 cung, kể từ số tuổi lẻ, một lần thêm 10 cho đến đủ số tuổi. Đến cung nào thì tên cung đó là hàng Chi của tuổi.

- Tuổi có số lẻ là 1

Biết rằng vừa sinh ra là 1 tuổi, rồi qua năm sau là 2 tuổi, thì số tuổi lẻ 1 tức là cùng Can với năm nay; theo chiều thuận nhảy 1 cung là 11,v.v...

Thí dụ: 31 là Can Chi gì?

Ta bấm vào cung Mùi (năm nay là Kỷ Mùi) và nói 1. Nhảy 1 cung đến Dậu nơi 11. Nhảy 1 cung nữa đến Hợi nói 21. Nhảy 1 cung nữa đến Sửu nói 31. 31 là tuổi Kỷ Sửu.

Tuổi có số chót là 0.

Thí dụ: 20 tuổi có Can Chi gì?

Sinh năm Kỷ Mùi (năm nay) phải là 1 tuổi. Vậy muốn 0 tuổi, phải tiến lên 1 cung, tức là cung Thân và phải tiến cả hàng Can là Canh Thân, từ Thân ta đọc 0, nhảy 1 cung đến Tuất đọc 10, nhảy 1 cung nữa đến Tí đọc 20. Vậy 20 tuổi là Canh Tí .

b) Biết Can Chi, tìm số tuổi

Thí dụ: Tuổi Bính Tuất, bao nhiêu tuổi?

Năm nay là Kỷ Mùi. Ta bấm cung Mùi và hô Kỷ (Can năm nay, rồi theo chiều nghịch hô chuỗi ngược hàng Can = Kỷ, Mậu, Đinh, Bính. Đến Bính dừng lại, là cung Thìn. Từ Kỷ đến Bính là 4 – 4 là số lẻ của tuổi. Từ Thìn là 4, theo chiều thuận nhảy 1 cung, đến Ngọ nói 14; nhảy 1 cung đến Thân, nói 24, nhảy 1 cung nữa đến Tuất nói 34. Vậy là 34 tuổi.

- Can của tuổi trùng với Can năm nay.

Thí dụ: Kỷ Mão bao nhiêu tuổi?

Ta biết Kỷ Mùi là 1 tuổi. Vậy bấm cung Mùi và hô 1 tuổi. Theo chiều thuận, nhảy 1 cung đến Dậu hô 11 tuổi, đến Hợi hô 21 tuổi, đến Sửu hô 31 tuổi, đến Mão hô 41 tuổi. Kỷ Mão 41 tuổi.

Đón đọc bài sau, chúng tôi sẽ trình bày chính về cách An sao trong tử vi lý số: An Sao - Ghi Âm Dương Nam Nữ, hành Mạng, an Tuần

>> Xem Bài sau: Tử vi lý số: An Sao - Ghi Âm Dương Nam Nữ, hành Mạng, an Tuần

>> Quay lại Mục Lục Khóa học Tử Vi Lý Số Online

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây