Chọn ngày (∗):
28

Thứ năm

Một nửa thế giới không thể hiểu hạnh phúc của người khác

Jane Austen

Năm Ất Tỵ

Tháng Giáp Thân

Ngày Kỷ Tỵ

Giờ Canh Ngọ


Tháng Bảy (Đ)
6

Ngày Hoàng đạo

Mệnh ngày

Đại Lâm Mộc
(Gỗ rừng già)

Lịch Tiết khí: Tiết: Xử thử (Mưa ngâu), Năm: Ất Tỵ, Tháng: Giáp Thân, Ngày: Kỷ Tỵ

Giờ Hoàng đạo

  • Ất Sửu
    (1g - 3g)
  • Mậu Thìn
    (7g - 9g)
  • Canh Ngọ
    (11g - 13g)
  • Tân Mùi
    (13g - 15g)
  • Giáp Tuất
    (19g - 21g)
  • Ất Hợi
    (21g - 23g)

Tam nguyên - Cửu vận

Tam nguyên thứ 28 (từ 1864 - 2043): Nhất Bạch - Thủy Tinh
Đại vận (Nguyên) thứ 84 (từ 1984 - 2043, Hạ nguyên): Tam Bích - Mộc Tinh
Tiểu vận thứ 9 (từ 2024 - 2043): Cửu Tử - Hỏa Tinh
Niên vận: Nhị Hắc - Thổ Tinh
Nguyệt vận: Ngũ Hoàng - Thổ Tinh
Nhật vận: Thất Xích - Kim Tinh

Thời vận:

  • Tý: Tam Bích (Mộc)
  • Sửu: Nhị Hắc (Thổ)
  • Dần: Nhất Bạch (Thủy)
  • Mão: Cửu Tử (Hỏa)
  • Thìn: Bát Bạch (Thổ)
  • Tỵ: Thất Xích (Kim)
  • Ngọ: Lục Bạch (Kim)
  • Mùi: Ngũ Hoàng (Thổ)
  • Thân: Tứ Lục (Mộc)
  • Dậu: Tam Bích (Mộc)
  • Tuất: Nhị Hắc (Thổ)
  • Hợi: Nhất Bạch (Thủy)

>> Xem Huyền không Cửu cung (Lịch) phi tinh

☼ Mặt trời

Giờ mọc: 05:39:13
Đứng bóng: 11:57:51
Giờ lặn: 18:16:29
Độ dài ngày: 12:37:16

☽ Mặt trăng

Giờ mọc: 09:43:00
Giờ lặn: 21:11:00
Độ dài đêm: 11:28:00
% được chiếu sáng: 18.77
Hình dạng: Trăng lưỡi liềm đầu tháng

Ngày Hoàng đạo - Hắc đạo

Ngày Hoàng đạo: sao Kim Đường (Bảo Quang), ngày Đại cát

Giờ Hoàng đạo - Hắc đạo

Giờ Hoàng đạo

Ất Sửu (1g - 3g): sao Ngọc Đường, (Đại cát)
Mậu Thìn (7g - 9g): sao Tư Mệnh (Cát)
Canh Ngọ (11g - 13g): sao Thanh Long, (Đại cát)
Tân Mùi (13g - 15g): sao Minh Đường, (Đại cát)
Giáp Tuất (19g - 21g): sao Kim Quỹ (Cát)
Ất Hợi (21g - 23g): sao Kim Đường (Bảo Quang), (Đại cát)

Giờ Hắc đạo

Giáp Tý (23g - 1g): sao Bạch Hổ
Bính Dần (3g - 5g): sao Thiên Lao
Đinh Mão (5g - 7g): sao Nguyên Vũ
Kỷ Tỵ (9g - 11g): sao Câu Trận
Nhâm Thân (15g - 17g): sao Thiên Hình
Quý Dậu (17g - 19g): sao Chu Tước

Giờ Thọ tử: XẤU

Canh Ngọ (11g - 13g)

Giờ Sát chủ: XẤU

Giáp Tý (23g - 1g)

Xem ngày tốt xấu theo Ngũ hành

Ngũ hành niên mệnh: Đại Lâm Mộc (Gỗ rừng già). Hành: Mộc
Ngày Kỷ Tỵ: Chi Tỵ (Âm Hỏa) sinh Can Kỷ (Âm Thổ). Âm thịnh. Là ngày Tiểu cát (ngày Nghĩa).
Ngày Kỷ Tỵ xung khắc với các tuổi hàng chi: Tân Hợi, Đinh Hợi.
Tháng Giáp Thân: xung khắc với các tuổi hàng chi: Mậu Dần, Bính Dần; xung khắc với các tuổi hàng can: Canh Ngọ, Canh Tý.
Ngày Tỵ: lục hợp Tỵ - Thân; tam hợp Tỵ - Sửu - Dậu; xung Hợi; hại Dần; phá Thân; tuyệt Hợi, Mão, Mùi

Xem ngày tốt xấu theo Trực

Trực Thu (Tốt xấu từng việc): Tốt với thu hoạch. Kỵ khởi công, xuất hành, an táng (vì có sao Địa phá xấu).

Sao tốt - xấu

Sao tốt

Địa tài (trùng với sao Bảo quang - Hoàng đạo) (Tốt): Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương.
Ngũ phú (Đại cát): Tốt mọi việc.
U vi tinh (Tốt): Tốt mọi việc.
Yếu yên - Thiên quý (Đại cát): Tốt mọi việc nhất là giá thú, cưới hỏi, kết hôn.
Lục hợp (Đại cát): Tốt mọi việc.
Kim đường - Hoàng đạo (Đại cát): Tốt mọi việc.

Sao xấu

Địa phá (Xấu từng việc): Kỵ về xây dựng.
Hà khôi, Cẩu giảo (Xấu mọi việc): Xấu mọi việc. Kỵ khởi công xây dựng nhà cửa.
Kiếp sát (Đại hung): Kỵ xuất hành, di chuyển, giá thú, cưới hỏi, kết hôn, mai táng, an táng, chôn cất, khởi công, xây dựng, sửa nhà, cất nóc nhà, lợp mái, đổ mái.
Lôi công (Xấu từng việc): Xấu với xây dựng nhà cửa.
Tiểu hồng sa (Xấu mọi việc): Xấu mọi việc.
Thần cách (Xấu từng việc): Kỵ tế tự.
Thổ cấm (Xấu từng việc): Kỵ xây dựng, an táng.
Ly sào (Xấu từng việc): Xấu với giá thú, kết hôn, cưới hỏi, xuất hành, nhập trạch, chuyển nhà. Nếu gặp ngày có sao Thiện thụy, Thiên ân là 2 sao tốt có thể giải trừ.
Kim thần thất sát loại niên Thần sát (Đại hung): Xấu mọi việc. Kim thần thất sát loại niên Thần sát lấn át cả các sao tốt như Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên.

Ngày đại kỵ

Kim thần thất sát loại niên Thần sát

Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú

Sao: Đẩu
Con vật: Giải - Con Cua
Ngũ hành: Mộc
Đẩu mộc Giải – Tống Hữu: Tốt
(Sao Tốt) Tướng tinh con cua, chủ trị ngày thứ 5.

- Nên làm: Khởi tạo trăm việc đều tốt, tốt nhất là xây đắp hay sửa chữa phần mộ, trổ cửa, tháo nước, các việc thủy lợi, may áo, kinh doanh, giao dịch, mưu cầu công danh.

- Kỵ: Rất kỵ đi thuyền. Con sinh vào ngày này nên đặt tên là Đẩu, Giải, Trại hoặc lấy tên Sao của năm hay tháng thì mới dễ nuôi.

- Ngoại lệ: Sao Đẩu gặp ngày Tỵ mất sức, gặp ngày Dậu tốt. Gặp ngày Sửu đăng viên rất tốt nhưng lại phạm Phục Đoạn. Phạm Phục Đoạn thì kỵ chôn cất, xuất hành, thừa kế, chia gia tài, khởi công làm lò nhuộm lò gốm; Nhưng nên tiến hành xây tường, lấp hang lỗ, làm cầu tiêu, kết dứt điều hung hại.

Đẩu tinh tạo tác chủ chiêu tài,
Văn vũ quan viên vị đỉnh thai,
Điền trạch tiền tài thiên vạn tiến,
Phần doanh tu trúc, phú quý lai.
Khai môn, phóng thủy, chiêu ngưu mã,
Vượng tài nam nữ chủ hòa hài,
Ngộ thử cát tinh lai chiến hộ,
Thời chi phúc khánh, vĩnh vô tai.

Trăm điều kỵ trong dân gian

Ngày Kỷ: Kỵ phá bỏ giao kèo, giấy tờ vì cả hai bên đều bị thương tổn, mất mát.

Ngày Tỵ: Kỵ đi xa vì tiền bạc sẽ mất mát.

Xem ngày tốt xấu theo Khổng Minh Lục Diệu

Ngày ():

Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh

Ngày Hảo Thương (Tốt): Xuất hành thuận lợi, gặp người lớn vừa lòng, làm việc việc như ý muốn, áo phẩm vinh quy.

Hướng xuất hành

Hỷ thần (Hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Đông Bắc
Tài thần (Hướng thần tài) - TỐT: Hướng Nam
Hạc thần (Hướng thần ác) - XẤU, nên tránh: Hướng Nam

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

23g - 1g, 11g - 13g

Không vong/Tuyệt lộ: Đại hung

Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ.

Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm. Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.

1g - 3g, 13g - 15g

Đại an: Tốt

Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng Giêng tháng 8 mưu cầu có ngay.

Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

3g - 5g, 15g -17g

Tốc hỷ: Tốt

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

5g - 7g, 17g -19g

Lưu niên: Xấu

Lưu niên mọi việc khó thay
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều.

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt.

7g - 9g, 19g -21g

Xích khẩu: Xấu

Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người.

Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau.

9g - 11g, 21g -23g

Tiểu cát: Tốt

Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi.

Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Các bước xem ngày tốt cơ bản - Lịch Vạn Niên

Bước 1: Tránh các ngày đại kỵ, ngày xấu (tương ứng với việc) được liệt kê ở trên.

Bước 2: Ngày không được xung khắc với bản mệnh (ngũ hành của ngày không xung khắc với ngũ hành của tuổi).

Bước 3: Căn cứ sao tốt, sao xấu cân nhắc, ngày phải có nhiều sao Đại Cát (như Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ, … thì tốt), nên tránh ngày có nhiều sao Đại Hung.

Bước 4: Trực, Sao nhị thập bát tú phải tốt. Trực Khai, Trực Kiến, Trực Bình, Trực Mãn là tốt.

Bước 5: Xem ngày đó là ngày Hoàng đạo hay Hắc đạo để cân nhắc thêm. Khi chọn được ngày tốt rồi thì chọn thêm giờ (giờ Hoàng đạo, tránh các giờ xung khắc với bản mệnh) để khởi sự.

>> Xem thêm: Cách chọn ngày tốt cho công việc

Ngày này năm xưa

Sự kiện trong nước

  • Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến sinh nǎm 1901 ở làng Lũng Xuyên, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, bị giặc Pháp đem bắn ở Hóc Môn, tỉnh Gia Định cũ, vào ngày 28-8-1941 cùng với một số các đồng chí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.
    Từ nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Nǎm 1929 đồng chí vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 5-1931, đồng chí bị mật thám địch bắt tại Hà Nội. Sau đó đồng chí bị kết án 20 nǎm khổ sai, 20 nǎm quản thúc, đầy đi nhà tù Sơn La, đến tháng 12-1933 chuyển ra Côn Đảo. Tháng 4-1935, đồng chí vượt ngục, về hoạt động ở Sài Gòn, Chợ Lớn, phụ trách cơ quan ấn loát của Đảng. Đến cuối tháng7-1940, đồng chí bị địch bắt tại cơ quan báo của Đảng, Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người đã vẽ lá cờ đỏ sao vàng và lần đầu tiên lá cờ này xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23-11-1940. Trong kỳ họp Quốc hội khoá I, các đại biểu đã quyết định lấy lá cờ đỏ có ngôi sao vàng ở giữa do Nguyễn Hữu Tiến vẽ làm Quốc kỳ của nước ta.
  • Tại Bà Điểm, Hóc Môn, ngày 28-8-1941, thực dân Pháp đã xử bắn các đồng chí: Nguyễn Vǎn Cừ (sinh ngày 9-7-1912). Tổng Bí thư của Đảng; Nguyễn Thị Minh Khai (sinh ngày 1-1-1910) - Xứ uỷ viên Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn; Phan Đǎng Lưu (sinh ngày 5-5-1902) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Võ Vǎn Tần (sinh 1894) - Uỷ viên Trung ương Đảng; Hà Huy Tập - Uỷ viên Trung ương Đảng.
    Trước họng súng của kẻ thù, các đồng chí bình tĩnh, không chịu bịt mắt và hô lớn những khẩu hiệu tỏ lòng tin tưởng sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
  • Ngày 28-8-1945, hai chi đội giải phóng quân đầu tiên tiến vào Hà Nội. Buổi duyệt binh đầu tiên của quân đội cách mạng quần áo còn nhiều kiểu, nhiều màu, vũ khí còn thô sơ, nhưng được nhân dân Hà Nội khâm phục và trìu mến đón mừng.
  • Bộ Tài chính là một trong những bộ được thành lập đầu tiên cùng với sự ra đời của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 28-8-1945.
    Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính là đồng chí Phạm Vǎn Đồng.
    Lúc chính quyền mới về tay nhân dân ta (sau Cách mạng tháng Tám), trong quỹ của Ngân khố Trung ương chỉ có vẻn vẹn 1.250.000 đồng Đông Dương, trong đó có 580.000 đồng là tiền hào rách nát chờ tiêu huỷ.
  • Thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ Trung ương Đảng tháng 1/1949 về việc rút các đại đội độc lập về để cùng với các tiểu đoàn tập trung, xây dựng thành những binh đoàn chủ lực, ngày 28-8-1949, Đại đoàn Quân tiên phong (tức sư đoàn 308) được thành lập ở Đồn Du (Thái Nguyên).
    Tiền thân của đại đoàn là trung đoàn 308 (trung đoàn này được tổ chức sau chiến dịch Việt Bắc 1947, gồm các đơn vị của trung đoàn vệ binh 147 và trung đoàn Thủ đô) và một số tiểu đoàn có thành tích chiến đấu ở các chiến khu. Đây là đại đoàn chủ lực, cơ động đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đang được mang danh hiệu "Quân Tiên phong" .

Sự kiện ngoài nước

  • Giôhan Vôngang Gớt sinh ngày 28-8-1749, trong một gia đình giàu có ở thành phố Phrǎng phuốc bên sông Mainơ (nước Đức) và mất vào nǎm 1832.
    Lúc nhỏ ông được bố và gia sư dạy chữ, nhiều tiếng nước ngoài. Từ nǎm 1765 đến 1768, ông học khoa Luật ở trường đại học Laixích, học thêm cả hội hoạ và vǎn học.
    Gớt là nhà vǎn hào vĩ đại nhất trong lịch sử vǎn học nước Đức và là một trong những vǎn hào lỗi lạc của thế giới. Bạn đọc Việt Nam yêu mến ông qua vở kịch: Phaoxtơ, tiểu thuyết " Những nǎm học nghề của Vinhem Maixtơ", "Nỗi đau của chàng Véctơ".
  • Tuốcghênhép là nhà vǎn hiện thực nổi tiếng nước Nga, sinh ngày 28-8-1818.
    Ông đã đem đến cho vǎn học Nga, cho tiểu thuyết Nga một phong cách trữ tình, lãng mạn và cao thượng đầy chất thơ. Với cảm xúc tinh tế và khả nǎng nắm bắt tinh thần của thời đại một cách nhạy bén, tác phẩm của ông đã phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần của xã hội Nga vào những nǎm 1840-1870. Ông có cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngôn ngữ vǎn học Nga thế kỷ XIX.
    Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Bút ký người đi sǎn" (1847); "Ru đin" (1855); "Mối tình đầu" (1860), "Ngày hôm trước" (1860), "Cha và con" (1862).
    Ông mất ngày 2-9-1883.
  • Lép Nicôlaiêvich Tônxtôi sinh ngày 28-8-1828 và qua đời nǎm 1910, là nhà vǎn vĩ đại của người Nga và thế giới.
    Trong hơn 60 nǎm cầm bút, ông đã để lại một di sản vǎn học đồ sộ gồm nhiều tiểu thuyết, kịch vǎn chính luận, nhật ký, thư từ, và Toàn tập Tônxtôi, gồm 90 tập.
    Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc, đến cuối đời, Tônxtôi đã lên án sự bóc lột cùng lối sống xa hoa của giai cấp này và tự nguyện làm luật sư cho triệu triệu dân cày. Các tác phẩm chính của ông gồm: "Phục sinh", "Anna Karêninna", "Chiến tranh và hoà bình", "Đức cha Xécghi"...
  • Lui Paxtơ (Louis Pasteur) từ trần ngày 28-8-1895. Ông sinh nǎm 1822 ở Jura, nước Pháp.
    Paxtơ học tập ở trường trung học Bơdǎngxông trước khi được nhận vào trường Sư phạm Pari nǎm 1843. Là tiến sĩ vật lý và hoá học, ông trở nên nổi tiếng khi công bố một báo cáo khoa học về tinh thể học. Từ nǎm 1862, ông tập trung nghiên cứu vi sinh vật. Các nghiên cứu của ông về bệnh dại đã gây nên những cuộc bút chiến mạnh mẽ và đã dẫn tới việc điều chế được vắc xin phòng ngừa bệnh dại, khiến ông càng nổi tiếng trên thế giới
    Ở thủ đô Hà Nội có một vườn hoa mang tên Paxtơ và có tượng của ông.
  • Cônxtantin Ximônốp sinh nǎm 1915 ở Bêtơrôgrát (nước Nga), qua đời ngày 28-8-1979
    Ông là nhà vǎn, nhà thơ, nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng.
    Trong những nǎm chiến tranh ái quốc chống Phát xít Đức xâm lược Liên Xô, ông là phóng viên của báo Sao Đỏ, có mặt ở nhiều chiến dịch quan trọng. Ngoài thơ trữ tình, vở kịch "Những người Nga" và truyện "Ngày và đêm" của ông là hai tác phẩm nổi tiếng của nền vǎn học Xô Viết trong chiến tranh. Từ lâu, Ximônốp là nhà vǎn gần gũi với bạn đọc Việt Nam qua bài thơ nổi tiếng "Đợi anh về" và vở kịch "Những người Nga". Ông còn viết nhiều bài thơ thể hiện tình cảm thắm thiết với nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tập thơ "Việt Nam mùa đông nǎm bảy mươi".
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây