Chọn ngày (∗):
7

Thứ ba

Một nụ hôn phá tan khoảng cách giữa tình bạn và tình yêu.

Khuyết Danh

Năm Giáp Thìn

Tháng Mậu Thìn

Ngày Tân Mùi

Giờ Giáp Ngọ


Tháng Ba (T)
29

Ngày Hắc đạo

Mệnh ngày

Lộ Bàng Thổ
(Đất ven đường)

Lịch Tiết khí: Tiết: Lập hạ (Vào hè), Năm: Giáp Thìn, Tháng: Kỷ Tỵ, Ngày: Tân Mùi

Giờ Hoàng đạo

  • Canh Dần
    (3g - 5g)
  • Tân Mão
    (5g - 7g)
  • Quý Tỵ
    (9g - 11g)
  • Bính Thân
    (15g - 17g)
  • Mậu Tuất
    (19g - 21g)
  • Kỷ Hợi
    (21g - 23g)

Tam nguyên - Cửu vận

Tam nguyên thứ 28 (từ 1864 - 2043): Nhất Bạch - Thủy Tinh
Đại vận (Nguyên) thứ 84 (từ 1984 - 2043, Hạ nguyên): Tam Bích - Mộc Tinh
Tiểu vận thứ 9 (từ 2024 - 2043): Cửu Tử - Hỏa Tinh
Niên vận: Tam Bích - Mộc Tinh
Nguyệt vận: Tam Bích - Mộc Tinh
Nhật vận: Nhị Hắc - Thổ Tinh

Thời vận:

  • Tý: Tứ Lục (Mộc)
  • Sửu: Ngũ Hoàng (Thổ)
  • Dần: Lục Bạch (Kim)
  • Mão: Thất Xích (Kim)
  • Thìn: Bát Bạch (Thổ)
  • Tỵ: Cửu Tử (Hỏa)
  • Ngọ: Nhất Bạch (Thủy)
  • Mùi: Nhị Hắc (Thổ)
  • Thân: Tam Bích (Mộc)
  • Dậu: Tứ Lục (Mộc)
  • Tuất: Ngũ Hoàng (Thổ)
  • Hợi: Lục Bạch (Kim)

>> Xem Huyền không Cửu cung (Lịch) phi tinh

☼ Mặt trời

Giờ mọc: 05:22:24
Đứng bóng: 11:53:08
Giờ lặn: 18:23:53
Độ dài ngày: 13:01:29

☽ Mặt trăng

Giờ mọc: 04:25:00
Giờ lặn: 17:38:00
Độ dài đêm: 13:13:00
% được chiếu sáng: 2.88
Hình dạng: Trăng mới

Ngày Hoàng đạo - Hắc đạo

Ngày Hắc đạo: sao Chu Tước

Giờ Hoàng đạo - Hắc đạo

Giờ Hoàng đạo

Canh Dần (3g - 5g): sao Kim Quỹ (Cát)
Tân Mão (5g - 7g): sao Kim Đường (Bảo Quang), (Đại cát)
Quý Tỵ (9g - 11g): sao Ngọc Đường, (Đại cát)
Bính Thân (15g - 17g): sao Tư Mệnh (Cát)
Mậu Tuất (19g - 21g): sao Thanh Long, (Đại cát)
Kỷ Hợi (21g - 23g): sao Minh Đường, (Đại cát)

Giờ Hắc đạo

Mậu Tý (23g - 1g): sao Thiên Hình
Kỷ Sửu (1g - 3g): sao Chu Tước
Nhâm Thìn (7g - 9g): sao Bạch Hổ
Giáp Ngọ (11g - 13g): sao Thiên Lao
Ất Mùi (13g - 15g): sao Nguyên Vũ
Đinh Dậu (17g - 19g): sao Câu Trận

Giờ Thọ tử: XẤU

Giáp Ngọ (11g - 13g)

Giờ Sát chủ: XẤU

Bính Thân (15g - 17g)

Xem ngày tốt xấu theo Ngũ hành

Ngũ hành niên mệnh: Lộ Bàng Thổ (Đất ven đường). Hành: Thổ
Ngày Tân Mùi: Chi Mùi (Âm Thổ) sinh Can Tân (Âm Kim). Âm thịnh. Là ngày Tiểu cát (ngày Nghĩa).
Ngày Tân Mùi xung khắc với các tuổi hàng chi: Quý Sửu, Đinh Sửu; xung khắc với các tuổi hàng can: Ất Dậu, Ất Mão.
Tháng Mậu Thìn: xung khắc với các tuổi hàng chi: Canh Tuất, Bính Tuất; tương hình với các tuổi: Canh Thìn, Bính Thìn.
Ngày Mùi: lục hợp Mùi - Ngọ; tam hợp Mùi - Hợi - Mão; xung Sửu; hại Tý; phá Tuất

Xem ngày tốt xấu theo Trực

Trực Mãn (Xấu): Tốt với tế tự, cầu tài, cầu phúc. Xấu với các việc khác (vì có các sao Thổ ôn, Quả Tú, Thiên cẩu xấu).

Sao tốt - xấu

Sao tốt

Hoạt diệu (Tốt bình thường): Tốt mọi việc nhưng gặp ngày có sao Thụ tử thì xấu.

Sao xấu

Chu tước hắc đạo (Xấu từng việc): Kỵ nhập trạch, chuyển nhà, khai trương.
Nguyệt hư (Nguyệt sát) (Xấu từng việc): Xấu với giá thú, cưới hỏi, kết hôn, mởi cửa, mở hàng, khai trương.
Sát chủ (Đại hung): Xấu mọi việc.
Thiên cương (Diệt môn) (Đại hung): Xấu mọi việc.
Tiểu hao (Xấu từng việc): Xấu về kinh doanh, cầu tài lộc.
Tội chỉ (Xấu từng việc): Xấu với tế tự, kiện tụng.
Nguyệt tận (ngày hối) (Đại hung): Xấu mọi việc.
Kim thần thất sát loại niên Thần sát (Đại hung): Xấu mọi việc. Kim thần thất sát loại niên Thần sát lấn át cả các sao tốt như Sát cống, Trực tinh, Nhân chuyên.

Ngày đại kỵ

Kim thần thất sát loại niên Thần sát

Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú

Sao: Vĩ
Con vật: Hổ
Ngũ hành: Hỏa
Vỹ Hỏa Hổ: Sầm Bành: Tốt
(Sao Tốt) tướng tinh con cọp, chủ trị ngày thứ 3.

- Nên làm: Mọi việc đều tốt, tốt nhất là các vụ khởi tạo, chôn cất, cưới gả, xây cất, đào ao giếng, khai mương rạch, các vụ thủy lợi, khai trương, dọn cỏ phá đất.

- Kỵ: Đóng giường, lót giường, đi thuyền.

- Ngoại lệ: Sao Vỹ gặp ngày Hợi, Mão, Mùi kỵ chôn cất. Tại ngày Mùi là vị trí Hãm Địa của Sao Vỹ. Tại ngày Kỷ Mão rất xấu, còn các ngày Mão khác có thể tạm dùng được.

Vỹ tinh tạo tác đắc thiên ân,
Phú quý, vinh hoa, phúc thọ ninh,
Chiêu tài tiến bảo, tiến điền địa,
Hòa hợp hôn nhân, quý tử tôn.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Nam thanh, nữ chính, tử tôn hưng.
Khai môn, phóng thủy, chiêu điền địa,
Đại đại công hầu, viễn bá danh.

Trăm điều kỵ trong dân gian

Ngày Tân: Kỵ trộn tương chủ nhân không được nếm qua.

Ngày Mùi: Kỵ uống thuốc, khí độc sẽ thấm vào ruột gan, nội tạng.

Xem ngày tốt xấu theo Khổng Minh Lục Diệu

Ngày Đại an (Tốt): Nghĩa là sự yên ổn, bền vững, kéo dài. Làm nhà mà gặp các ngày, giờ này thì gia chủ và các thành viên luôn mạnh khỏe, cuộc sống ổn định dài lâu tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững. Đại an là một ngày, hoặc giờ tốt, nên làm việc gì cũng gặp thuận lợi, may mắn, nên người ta rất muốn lựa chọn thời điểm này để tiến hành bắt đầu các công việc.

Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh

Ngày Huyền Vũ (Xấu): Xuất hành thường gặp cãi cọ, gặp việc xấu, không nên đi.

Hướng xuất hành

Hỷ thần (Hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Tây Nam
Tài thần (Hướng thần tài) - TỐT: Hướng Tây Nam
Hạc thần (Hướng thần ác) - XẤU, nên tránh: Hướng Tây Nam

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

23g - 1g, 11g - 13g

Đại an: Tốt

Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng Giêng tháng 8 mưu cầu có ngay.

Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

1g - 3g, 13g - 15g

Tốc hỷ: Tốt

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

3g - 5g, 15g -17g

Lưu niên: Xấu

Lưu niên mọi việc khó thay
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều.

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt.

5g - 7g, 17g -19g

Xích khẩu: Xấu

Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người.

Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau.

7g - 9g, 19g -21g

Tiểu cát: Tốt

Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi.

Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

9g - 11g, 21g -23g

Không vong/Tuyệt lộ: Đại hung

Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ.

Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm. Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.

Các bước xem ngày tốt cơ bản - Lịch Vạn Niên

Bước 1: Tránh các ngày đại kỵ, ngày xấu (tương ứng với việc) được liệt kê ở trên.

Bước 2: Ngày không được xung khắc với bản mệnh (ngũ hành của ngày không xung khắc với ngũ hành của tuổi).

Bước 3: Căn cứ sao tốt, sao xấu cân nhắc, ngày phải có nhiều sao Đại Cát (như Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ, … thì tốt), nên tránh ngày có nhiều sao Đại Hung.

Bước 4: Trực, Sao nhị thập bát tú phải tốt. Trực Khai, Trực Kiến, Trực Bình, Trực Mãn là tốt.

Bước 5: Xem ngày đó là ngày Hoàng đạo hay Hắc đạo để cân nhắc thêm. Khi chọn được ngày tốt rồi thì chọn thêm giờ (giờ Hoàng đạo, tránh các giờ xung khắc với bản mệnh) để khởi sự.

>> Xem thêm: Cách chọn ngày tốt cho công việc

Ngày này năm xưa

Sự kiện trong nước

  • Nguyễn Quang Bích sinh ngày 7-5-1832, quê ở tỉnh Thái Bình, qua đời ngày 15-12-1889.
    Ông là quan triều Nguyễn, đã từng lập cǎn cứ ở Nghĩa Lộ, tập hợp nghĩa quân để chống lại quân Pháp trong các nǎm từ 1884 đến 1889.
    Chính trong những nǎm đó, ông đã sáng tác tập thơ Ngư Phong - Đây là tâm tình của nhà thơ chiến sĩ, có tình yêu thắm thiết đất nước và lòng cǎm thù giặc nóng bỏng.
    Ở Hà Nội có một phố mang tên Nguyễn Quang Bích.
  • Bác sĩ y khoa Phạm Ngọc Thạch, nhà hoạt động cách mạng, Anh hùng lao động, sinh ngày 7-5-1909 tại Quảng Nam.
    Trước Cách mạng tháng Tám ông có đóng góp nhiều công sức trong việc xây dựng cơ sở Cách mạng ở Sài Gòn, kể cả việc thành lập Đoàn thanh niên Tiên phong, ông cũng chung lòng với bác sĩ Nguyễn Vǎn Thụ, Mai Vǎn Bộ tổ chức được nhiểu cơ sở Thanh niên Tiên phong ở Nam Bộ.
    Trong khí thế sôi động của cuộc Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Uỷ trưởng ngoại giao, tên tuổi ông gắn bó với "Lâm ủy hành chính Nam Bộ" và "Thủ lĩnh Thanh niên Tiên phong". Khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính khu Sài Gòn - Gia Định. Sau đó, ông vào chiến khu rồi ra Bắc về Nam mấy lượt, tích cực hoạt động trên cương vị y tế - người đứng đầu ngành y tế Cách mạng, cống hiến cho y học và nền y tế cách mạng thật xuất sắc, đặc biệt là trong việc chống sốt rét. Đồng thời ông còn là tác giả nhiều sách về y học viết bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.
    Ngày 7-11-1968 ông mất tại một cǎn nhà tranh, giữa chiến khu miền Đông Nam Bộ. Ông được Đảng và nhà nước Việt Nam tặng nhiều huân chương cao quí.
  • Ngày 7-5-1944 - Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị "Sửa soạn khởi nghĩa".
    Chỉ thị nhận định "thời cơ hết sức thuận lợi cho nhân dân Đông Dương giành chính quyền sắp tới", "song thời cơ không phải tự nó đến, một phần lớn là do ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó". Nội dung của vǎn kiện này còn đề cập tới những vấn đề rất cụ thể như "Ai xông ra đánh quân thù? Lấy gì đánh quân thù? Đánh bằng cách nào? Đánh vào lúc nào để thắng? Làm thế nào đẩy phong trào tiến tới khởi nghĩa?...
    Tinh thần của bản chỉ thị được các đảng viên và nhân dân quán triệt và biến thành những hành động cụ thể tạo nhiều điều kiện tiến tới Tổng khởi nghĩa.
  • Ngày 7-5-1948, tại chiến khu Việt Bắc, đã thành lập Hội Vǎn nghệ Việt Nam nhằm mục tiêu trước mắt là đoàn kết tất cả những người làm công tác vǎn học, nghệ thuật phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng đất nước.
    Đến nay ở tất cả 53 tỉnh, thành phố đều có hội vǎn nghệ và chung cả nước có Uỷ ban trung ương Liên hiệp Vǎn học nghệ thuật Việt Nam.
  • Ngày 7-5-1954 - Chiến thắng Điện Biên Phủ!
    Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13-3-1954. Sau 55 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân ta đã tiêu diệt và bắt gọn 16 nghìn tên địch (gồm 17 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh), bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay.
    Chiến thắng Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm. Đây là một thắng lợi vĩ đại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, có sức cổ vũ rất lớn phong trào chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc trên thế giới.
  • Ngày 7-5-1955 đã thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải quân nhân dân đã anh dũng chiến đấu, mưu trí sáng tạo, bắn rơi nhiều máy bay, bắn cháy, đánh chìm nhiều tàu địch, góp phần đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ; làm thất bại cuộc phong toả chiến lược bằng thuỷ lôi của Mỹ đối với miền Bắc; mở đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện cho Cách mạng miền Nam; sáng tạo ra cách đánh đặc công hải quân độc đáo; có hiệu suất chiến đấu cao.
    Hải quân nhân dân Việt Nam đã tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, trong đó nổi bật đã phối hợp lực lượng của quân khu 5, mưu trí, táo bạo, bất ngờ, giải phóng quần đảo Trường Sa, giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
  • Bác sĩ y khoa, Anh hùng lao động Tôn Thất Tùng quê ở thành phố Huế, sinh nǎm 1912 và mất vào này 7-5-1982. Thuở nhỏ Tôn Thất Tùng học ở Huế và Hà Nội, tốt nghiệp y khoa, làm việc ở Bộ Quốc phòng. Nǎm 1947 làm Thứ trưởng Bộ Y tế. Từ nǎm 1954, ông làm Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, giáo sư tại trường Đại học Y khoa Hà Nội. Ông là đại biểu Quốc hội liên tục nhiều khoá và giữ các chức vụ: Uỷ viên đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện Sỹ Hàn lâm Y học Liên Xô, Hội viên hội Quốc gia những nhà phẫu thuật nước Cộng hoà dân chủ Đức và nhiều nước khác. Ông là giáo sư y khoa nổi tiếng về gan và giải phẫu gan. Ông từng đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, giáo sư y khoa Việt Nam hiện đại.
    Do cống hiến của ông trong lĩnh vực y học, ông được Chính phủ tặng nhiều huân chương cao quý, được truy tặng huân chương Hồ Chí Minh. Tên của ông được đặt cho một phố ở Hà Nội và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Sự kiện ngoài nước

  • Piốt Ilitsơ Traicôpxki là nhạc sĩ và là nhà soạn nhạc nổi tiếng nước Nga. Ông sinh ngày 7-5-1840 trong một gia đình trí thức. Ông vào học trường luật và trở thành viên chức ở Bộ Tư pháp. Đến nǎm 21 tuổi ông mới vào học tại Nhạc viện Pêtecxbua và tốt nghiệp xuất sắc.
    Traicôpxki sáng tác hầu hết các thể loại âm nhạc. Ông là một trong những người đặt nền móng cho nhạc giao hưởng cổ điển Nga. Các vở Ôpêra của ông lấy đề tài trong các tác phẩm vǎn học Nga như vở kịch Epghênhi Ônhêghin lấy đề tài trong bản trường ca của Puskin. Trong lịch sử âm nhạc thế giới, Traicôpxki được ghi nhận là người cách tân xuất sắc thể loại vũ kịch với các vở balê Hồ Thiên Nga, Người đẹp ngủ trong rừng... Ông còn sáng tác nhiều thể loại âm nhạc cổ điển khác cho dàn nhạc thính phòng cho hoà tấu, những bản dành riêng cho pianô, viôlông...
    Giữa lúc thiên tài âm nhạc của Traicôpxki đang nở rộ thì ông mắc bệnh tả và mất ở Pêtecxbua ngày 6-11-1893 thọ 53 tuổi.
  • Tago, nhà thơ lớn, nhà vǎn hoá lớn Ấn Độ sinh ngày 7-5-1861 tại Cancútta trong một gia đình truyền thống vǎn hoá, nghệ thuật và theo xu hướng cải cách xã hội. Ông được đào tạo chu đáo và được coi là thần đồng, đặc biệt về tài vǎn học.
    Tago tích cực hoạt động xã hội và sáng tác vǎn học. Ông mang tư tưởng chống đối chế độ thực dân Anh và ách áp bức giai cấp. Nǎm 51 tuổi ông được nhận giải thưởng Nôbel về vǎn học với tập Thơ dâng kiệt xuất, Ông là nhà vǎn có ảnh hưởng sâu sắc đối với vǎn học Ấn Độ. Ông để lại trên một nghìn bài thơ, 42 vở kịch, 14 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn, trên 2.000 bài hát, nhiều bức tranh, tiểu luận về triết học, chính trị, giáo dục, đạo đức, nghệ thuật... Đóng góp xuất sắc nhất của Tago là lĩnh vực thơ ca. Ông đem lại cho thi ca Ấn Độ một không khí thiêng liêng, thần tình. Thơ của ông phản ánh những truyền thống vǎn hoá quí báu của dân tộc, trong sự hội nhập với nền nghệ thuật hiện đại của phương Tây. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn...
    Ông mất ngày 7-8-1941, thọ 80 tuổi
 
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây