5 đặc tính của phong thuỷ hiện đại

Thứ hai - 03/06/2019 02:11
Phát triển phải đi đôi với bền vững, chịu tác động và hướng tới môi trường thiên nhiên, xã hội và kinh tế của một vùng, một không gian cụ thể, chứ không hề là những con số chung chung.
Cuộc đất đẹp theo Phong thủy Loan đầu
Cuộc đất đẹp theo Phong thủy Loan đầu

Phong thủy được xem như một thành tố có tính gạch nối giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc và đời sống. Đối tượng nghiên cứu và tác động của kiến trúc và phong thuỷ đều là con người, do vậy phát triển bền vững được hiểu là khái niệm kép, tuy hai mà một. Điều này tương đồng với năm đặc tính của khoa học phong thuỷ hiện đại đã được tổng kết, đó là:

  1. Tính tổng hợp: xem xét rất nhiều phương diện như địa chất, thuỷ văn, khí hậu, cảnh quan, nhân trắc... để tạo lập môi trường sống tốt nhất. Điều này tương tự với khâu khảo sát hiện trạng và đề ra giải pháp thích ứng với khí hậu trong thiết kế kiến trúc, xử lý kết cấu và kỹ thuật liên quan.
  2. Tính linh hoạt: khi gặp các thế đất bất lợi thì luôn có các giải pháp khắc phục từ ngoài vào trong, từ tổng thể đến chi tiết. Ngôi nhà hợp phong thuỷ là ngôi nhà có giải pháp ít tàn phá môi trường, tận dụng các lợi điểm và hạn chế các bất lợi của thiên nhiên.
  3. Tính quân bình: phong thuỷ luôn nêu cao tính cân đối giữa các thành phần nhà và đất, nhà và con người sao cho hài hoà, không quá thiên lệch, tạo sự cân bằng âm dương, động tĩnh trong môi trường ở. Cần xác định rằng, cân bằng không phải là tình trạng chia đều mà là cân bằng động, tuỳ theo trường hợp cụ thể. Vấn đề là xem xét phần nào cần chính, phần nào phụ, có điểm nhấn.
  4. Tính ổn định: phong thuỷ ở Việt Nam phát xuất từ cuộc sống cư dân nông nghiệp, do đó chọn đất cất nhà luôn hướng đến bình ổn hiện tại và tương lai, mong đời sau được phát triển vững bền. Ngôi nhà của người Việt gắn chặt với cộng đồng, tính ổn định trong quan hệ khá cao (chị em xa không bằng láng giềng gần, buôn có bạn bán có phường)...
  5. Tính văn hoá: các bố trí phong thuỷ luôn xem trọng yếu tố gia đình và đời sống tinh thần, có một chủ nhân cụ thể chứ không có ngôi nhà xếp đặt phong thuỷ chung chung. Phong thuỷ cũng là một “liệu pháp” tâm lý hiệu quả và đề cao yếu tố tâm linh, tưởng nhớ tổ tiên, kết nối thế hệ trong nếp nhà Việt.

Muốn hiểu biết thấu đáo Phong Thủy phương Đông không thể không nghiên cứu sâu về Kinh Dịch, cùng các khái niệm về Đạo, Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái, Hình, Ý, Khí, Long Mạch, tuổi tác, hướng thích hợp theo tuổi và giới tính, ý nghĩa về màu sắc theo quan niệm phương Đông. Quan niệm về “khí” rất quan trọng trong khoa địa lý cũng được người phương Tây thấu hiểu, xem nó tương đương với cái mà khoa học gọi là “năng lượng” vận chuyển trong vũ trụ và con người. Ngoài ra họ còn phải đào sâu tìm hiểu thêm về các trường phái Phong Thủy khác nhau như phái Địa Lý (thiên về “hình”), phái Bát Trạch (nặng về “hướng”), phái Mật Tông (nghiêng về “ý”) v.v...

Trong khoa học hiện đại ngày nay, nghiên cứu địa học là môn khoa học rất phong phú, các phân chỉ khoa học cũng rất nhiều, như: địa lý học, địa chất học, địa từ học, địa hình học, hoá học địa cầu, vật lý địa cầu, địa nhiệt học, v.v… Những tri thức này chắc chắn sẽ giúp ta rất nhiều để nghiên cứu thuật phong thuỷ. Sự phát triển của thuật phong thuỷ Trung Quốc đòi hỏi phải đưa vào những tri thức của các môn khoa học mới này. Chỉ có thế mới có thể phát ra ánh hào quang của sức sống.

Môi trường phong thủy gồm 4 yếu tố:

- Ánh sáng và độ ẩm
- Khí hậu và thời tiết
- Địa hình cảnh quan núi non, ao hồ, sông ngòi, đường xá, rừng, đồi, đầm lầy…)
- Các công trình kiến trúc khác xung quanh khu vực có tác động tới công trình kiến trúc ta xét đến (nhà cửa, cầu cống, đường xá, công sở, công viên…)

Môi trường phong thủy tốt là một môi trường có quan hệ hài hoà sinh động với những tác động mang tính tích cực đối với công trình kiến trúc ta đang xét. Mt đó phải phù hợp những nguyên lý phong thủy cơ bản đặt ra đồng thời phải xử lý hài hoà và phù hợp với tổng thể chính môi trường đó.

Những nguyên lý phong thủ cơ bản cho một môi trường phong thủy tốt:

  1. Cao ráo, thoáng đãng lưu thong không được thấp trũng, ẩm thấp, tù đọng (miền bình dương). Với miền sơn cước phải kín gió, bình thản.
  2. Đủ ánh sáng, không khí trong sạch, yên tĩnh tránh bị ồn ào, tối tăm, ô nhiễm.
  3. Không được quá gần những công trình lớn, khiến cho công trình ta đang xét rơi vào thế khuất lấp, bị chèn ép.
  4. Không bị các luồng khí xung xạ trực diện gây ra sát khí cho công trình đang xử lý như bị những con đường, bị khoảng hở giữa hai dãy nhà cao tầng đâm thọc vào hay bị các góc nhọn của các công trình khác mạnh hơn, lớn hơn tác động tới.

Xử lý phù hợp và hài hoà:

Chính bản thân công trình phải được xử lý tốt để đảm bảo tính hài hoà đối với cảnh quan môi trường. Tính hài hoà đó dựa trên nguyên lý ngũ hành tương sinh – tương khắc và nguyên lý hệ thống chỉnh thể.

1/ Nếu chủ khí của ngôi nhà có ngũ hành ngang hoà hoặc được ngũ hành của môi trường tương sinh là tốt, nếu bị ngũ hành của môi trường tương khắc là hung.

2/ Trên nguyên lý hệ thống thì ngôi nhà( Công trình ta đang xét) phải đảm bảo phù hợp với quần thể kiến trúc nơi đó như:

  • Nếu quần thể kiến trúc xung quanh đó thấp thìuỷ công trình của ta không được cao vọt lên, như thế gọi là ( Độc Cô Phong) sẽ hứng mọi bức xạ xấu của vũ trụ. Muốn xây dựng cao vọt lên thì phải tự mình tạo thành một quần thể lớn.
  • Nếu tất cả quần thể kiến trúc xung quanh thẳng hàng thì một mình công trình của ta không được nhô ra, sẽ hứng sát.
  • Những công trình quần thể xung quanh có ngũ hành trái ngược tương phản, khắc chế hình thể của công trình ta đang xét cũng là cách xấu

Tứ linh:

Đây là quan niệm về một môi trường phong thủy truyền thống của triết học cổ phương Đông.

TL thực chất là 4 linh vật: Long – Ly – Quy  - Phượng

  • Long : Rồng-Thanh Long
  • Ly: Lân-Kỳ Lân - Bạch Hổ
  • Quy: Rùa đen-Huyền Vũ
  • Phượng: Phượng hoàng – Chu tước (con sẻ đỏ)

Trong đó về mặt phương vị:

  • Thanh long ở bên trái - tả
  • Bạch hổ ở bên phải - hữu
  • Chu tước ở đằng trước – án
  • Huyền vũ ở phía sau - chẩm
  • Tả Thanh Long  - Hữu Bạch hổ - Tiền Chu tước - Hậu Huyền Vũ

Một thế đất tốt phải đảm bảo phía sau có núi cao dầy có chỗ tựa vững chãi. Hai bên phải trái phải có hai dãy núi bao bọc ôm vào, nhằm che chắn không cho không khí thoát đi.

Phía trước mặt ngoài song hồ ra còn phải có một ngọn núi hay quả đồi thấp, viên phương tú mĩ án ngữ không cho những dòng nước hay những luồng khí xung xạ trực diện.

Một địa thế như thế được gọi là một môi trường lý tưởng.

Tuy nhiên địa thế lý tưởng ở đay cũng đòi hỏi phải thanh tú ngay ngắn đẹp đẽ. Nếu có địa thế như trên mà vẹo lệch tan lở, khuyết hãm xô lệch thì vẫn chủ về xấu.

Sách giới thiệu về Quản Lộ (Phong thủy sư chuyên về trường phái Loan Đầu - trường phái hình thể) có một đoạn viết rằng:

Quản lộ rất giỏi suy đoán quái dị của Địa Lý. Một bận ông đi qua mộ địa Vô Khưu Kiệm có than rằng:

Cây cối tuy xanh tốt, nhưng hình thế không bền, văn bia tuy lời lẽ đẹp nhưng không có hậu để giữ gìn.

Huyền Vũ giấu đầu, Thanh Long cụt chân, Bạch Hổ ngậm xác chết, Chu tước đau khổ mà khóc. Tứ phía lâm nguy đều có đủ, theo cách địa này ắt cả họ bị diệt vong, bất quá 2 năm chuyện này xảy ra. Sau quả nhiên ứng nghiệm.

Một môi trường phong thủy lý tưởng còn phải đẹp đẽ hài hoà.

Thanh  Long liên quyển vu tả             Rồng xanh uốn múa bên tay tả

Bạch Hổ mãnh cứ vu hữu                  Hổ trắng bên hữu ngồi giữ thế đà

Chu Tước phấn dực vu tiền               Sẻ đỏ cánh tung mừng trước mặt

Linh thú quyển thủ vu hậu                  Rùa đen nằm cuộn phía sau nhà

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

 Tags: phong thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây