Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)

Thứ ba - 30/07/2019 00:05
Văn khấn cổ truyền: Hướng dẫn cách sắm lễ và văn khấn cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát đúng cách nhất.
Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)
Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)

1. Ý nghĩa cúng lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát


Đức Địa tạng Vương Bồ tát là một vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng Bồ-tát được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.


2. Sắm lễ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát

>> Xem thêm: Hướng dẫn trình tự lễ - Nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

 - Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Không nên dùng mặn như gà, lợn, giò, chả. 

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
 
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
 
- Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

3. Hạ lễ sau khi cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát


Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. 

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.


4. Văn khấn cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát - Văn khấn cổ truyền


Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
 
Nam mô Đại bi, Đại nguyện, Đại thánh, Đại từ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát.
 
Kính lễ Đức U Minh giáo chủ thuỳ từ chứng giám
 
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... âm lịch
 
Tín chủ con là .............................
 
Ngụ tại .........................................
 
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen báu.
 
Cúi xin Đức Địa Tạng Vương không rời bản nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo Lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến, như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ, nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ tội, trí tuệ mở mang, được mây từ che chở, tâm đạo khai hoa, não phiền nhẹ bớt. Khi còn sống thực hành thiện nguyện, noi gương Đại Sỹ, cứu độ chúng sinh. Khi vận hạn ốm đau, nhờ được đức từ hộ niệm, Thần Linh bản xứ giúp yên. Lúc lâm chung được nhờ ánh bi quang, vượt khỏi tam đồ, sinh lên cõi thiện.
 
Lại nguyện cho Hương linh Gia tiên chúng con nhờ công đức cúng dâng này thảy đều siêu thoát.
 
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
 
Cẩn nguyện

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây