Chọn ngày (∗):
6

Thứ ba

Nước trong quá thì không có cá, người câu nệ quá thì không có bạn.

Kinh Dịch

Năm Ất Tỵ

Tháng Tân Tỵ

Ngày Ất Hợi

Giờ Đinh Hợi


Tháng Tư (T)
9

Ngày Hoàng đạo

Mệnh ngày

Sơn Đầu Hỏa
(Lửa đỉnh núi)

Lịch Tiết khí: Tiết: Lập hạ (Vào hè), Năm: Ất Tỵ, Tháng: Tân Tỵ, Ngày: Ất Hợi

Giờ Hoàng đạo

  • Đinh Sửu
    (1g - 3g)
  • Canh Thìn
    (7g - 9g)
  • Nhâm Ngọ
    (11g - 13g)
  • Quý Mùi
    (13g - 15g)
  • Bính Tuất
    (19g - 21g)
  • Đinh Hợi
    (21g - 23g)

Tam nguyên - Cửu vận

Tam nguyên thứ 28 (từ 1864 - 2043): Nhất Bạch - Thủy Tinh
Đại vận (Nguyên) thứ 84 (từ 1984 - 2043, Hạ nguyên): Tam Bích - Mộc Tinh
Tiểu vận thứ 9 (từ 2024 - 2043): Cửu Tử - Hỏa Tinh
Niên vận: Nhị Hắc - Thổ Tinh
Nguyệt vận: Bát Bạch - Thổ Tinh
Nhật vận: Lục Bạch - Kim Tinh

Thời vận:

  • Tý: Thất Xích (Kim)
  • Sửu: Bát Bạch (Thổ)
  • Dần: Cửu Tử (Hỏa)
  • Mão: Nhất Bạch (Thủy)
  • Thìn: Nhị Hắc (Thổ)
  • Tỵ: Tam Bích (Mộc)
  • Ngọ: Tứ Lục (Mộc)
  • Mùi: Ngũ Hoàng (Thổ)
  • Thân: Lục Bạch (Kim)
  • Dậu: Thất Xích (Kim)
  • Tuất: Bát Bạch (Thổ)
  • Hợi: Cửu Tử (Hỏa)

>> Xem Huyền không Cửu cung (Lịch) phi tinh

☼ Mặt trời

Giờ mọc: 05:23:04
Đứng bóng: 11:53:13
Giờ lặn: 18:23:23
Độ dài ngày: 13:00:19

☽ Mặt trăng

Giờ mọc: 13:14:00
Giờ lặn: 01:32:00
Độ dài đêm: 12:18:00
% được chiếu sáng: 61.26
Hình dạng: Trăng khuyết đầu tháng

Ngày Hoàng đạo - Hắc đạo

Ngày Hoàng đạo: sao Kim Đường (Bảo Quang), ngày Đại cát

Giờ Hoàng đạo - Hắc đạo

Giờ Hoàng đạo

Đinh Sửu (1g - 3g): sao Ngọc Đường, (Đại cát)
Canh Thìn (7g - 9g): sao Tư Mệnh (Cát)
Nhâm Ngọ (11g - 13g): sao Thanh Long, (Đại cát)
Quý Mùi (13g - 15g): sao Minh Đường, (Đại cát)
Bính Tuất (19g - 21g): sao Kim Quỹ (Cát)
Đinh Hợi (21g - 23g): sao Kim Đường (Bảo Quang), (Đại cát)

Giờ Hắc đạo

Bính Tý (23g - 1g): sao Bạch Hổ
Mậu Dần (3g - 5g): sao Thiên Lao
Kỷ Mão (5g - 7g): sao Nguyên Vũ
Tân Tỵ (9g - 11g): sao Câu Trận
Giáp Thân (15g - 17g): sao Thiên Hình
Ất Dậu (17g - 19g): sao Chu Tước

Giờ Thọ tử: XẤU

Nhâm Ngọ (11g - 13g)

Giờ Sát chủ: XẤU

Canh Thìn (7g - 9g)

Xem ngày tốt xấu theo Ngũ hành

Ngũ hành niên mệnh: Sơn Đầu Hỏa (Lửa đỉnh núi). Hành: Hỏa
Ngày Ất Hợi: Chi Hợi (Âm Thủy) sinh Can Ất (Âm Mộc). Âm thịnh. Là ngày Tiểu cát (ngày Nghĩa).
Ngày Ất Hợi xung khắc với các tuổi hàng chi: Quý Tỵ, Tân Tỵ; xung khắc với các tuổi hàng can: Tân Tỵ, Tân Hợi.
Tháng Tân Tỵ: xung khắc với các tuổi hàng chi: Ất Hợi, Kỷ Hợi; xung khắc với các tuổi hàng can: Ất Hợi, Ất Tỵ.
Ngày Hợi: lục hợp Hợi - Dần; tam hợp Hợi - Mão - Mùi; xung Tỵ; hình Hợi; hại Thân; phá Dần; tuyệt Tỵ, Dậu, Sửu.
Ngày Ất Hợi thiên khắc địa xung với tháng Tân Tỵ.

Xem ngày tốt xấu theo Trực

Trực Phá (Xấu): Xấu với mọi việc (vì có sao Nguyệt phá xấu) riêng chữa bệnh, dỡ nhà cũ, phá bỏ đồ vật cũ là tốt.

Sao tốt - xấu

Sao tốt

Địa tài (trùng với sao Bảo quang - Hoàng đạo) (Tốt): Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương.
Dịch mã (Đại cát): Tốt mọi việc nhất là xuất hành, di chuyển.
Kim đường - Hoàng đạo (Đại cát): Tốt mọi việc.
Nguyệt đức hợp (Đại cát): Tốt mọi việc. Kỵ tố tụng.

Sao xấu

Nguyệt phá (Xấu mọi việc): Xấu về xây dựng nhà cửa.
Thần cách (Xấu từng việc): Kỵ tế tự.
Vãng vong (Thổ kỵ) (Xấu mọi việc): Kỵ xuất hành, di chuyển, giá thú, cưới hỏi, kết hôn, cầu tài lộc, động thổ.

Xem ngày tốt xấu theo Nhị thập Bát tú

Sao: Vĩ
Con vật: Hổ
Ngũ hành: Hỏa
Vỹ Hỏa Hổ: Sầm Bành: Tốt
(Sao Tốt) tướng tinh con cọp, chủ trị ngày thứ 3.

- Nên làm: Mọi việc đều tốt, tốt nhất là các vụ khởi tạo, chôn cất, cưới gả, xây cất, đào ao giếng, khai mương rạch, các vụ thủy lợi, khai trương, dọn cỏ phá đất.

- Kỵ: Đóng giường, lót giường, đi thuyền.

- Ngoại lệ: Sao Vỹ gặp ngày Hợi, Mão, Mùi kỵ chôn cất. Tại ngày Mùi là vị trí Hãm Địa của Sao Vỹ. Tại ngày Kỷ Mão rất xấu, còn các ngày Mão khác có thể tạm dùng được.

Vỹ tinh tạo tác đắc thiên ân,
Phú quý, vinh hoa, phúc thọ ninh,
Chiêu tài tiến bảo, tiến điền địa,
Hòa hợp hôn nhân, quý tử tôn.
Mai táng nhược năng y thử nhật,
Nam thanh, nữ chính, tử tôn hưng.
Khai môn, phóng thủy, chiêu điền địa,
Đại đại công hầu, viễn bá danh.

Trăm điều kỵ trong dân gian

Ngày Ất: Kỵ gieo hạt trồng cây, cây cối không thể mọc lên tươi tốt được.

Ngày Hợi: Kỵ cưới hỏi vì sau đó đôi lứa ly biệt.

Xem ngày tốt xấu theo Khổng Minh Lục Diệu

Ngày Không vong (Cực xấu): Không nghĩa là trống rỗng, hư vô. Vong nghĩa là mất, là không tồn tại. Không vong là trạng thái cuối cùng trong chu trình biến hóa của cả một quá trình, tượng của nó như mùa đông, vạn vật tiêu điều, lạnh lẽo, hoang phế. Như vậy, tiến hành công việc vào thời điểm này sẽ dẫn đến thất bại.

Xem ngày xuất hành theo Khổng Minh

Ngày Kim Dương (Tốt): Xuất hành tốt, có quý nhân phù trợ, tài lộc thông suốt, thưa kiện có nhiều lý phải.

Hướng xuất hành

Hỷ thần (Hướng thần may mắn) - TỐT: Hướng Tây Bắc
Tài thần (Hướng thần tài) - TỐT: Hướng Đông Nam
Hạc thần (Hướng thần ác) - XẤU, nên tránh: Hướng Tây Nam

Giờ xuất hành theo Lý Thuần Phong

23g - 1g, 11g - 13g

Không vong/Tuyệt lộ: Đại hung

Không vong lặng tiếng im hơi
Cầu tài bất lợi đi chơi vắng nhà
Mất của tìm chẳng thấy ra
Việc quan sự xấu ấy là Hình thương
Bệnh tật ắt phải lo lường
Vì lời nguyền rủa tìm phương giải trừ.

Đây là giờ Đại Hung, rất xấu. Xuất hành vào giờ này thì mọi chuyện đều không may, rất nhiều người mất của vào giờ này mà không tìm lại được. Cầu tài không có lợi, hay bị trái ý, đi xa e gặp nạn nguy hiểm. Chuyện kiện thưa thì thất lý, tranh chấp cũng thua thiệt, e phải vướng vào vòng tù tội không chừng. Việc quan trọng phải đòn, gặp ma quỷ cúng tế mới an.

1g - 3g, 13g - 15g

Đại an: Tốt

Đại an mọi việc tốt thay
Cầu tài ở nẻo phương Tây có tài
Mất của đi chửa xa xôi
Tình hình gia trạch ấy thời bình yên
Hành nhân chưa trở lại miền
Ốm đau bệnh tật bớt phiền không lo
Buôn bán vốn trở lại mau
Tháng Giêng tháng 8 mưu cầu có ngay.

Xuất hành vào giờ này thì mọi việc đa phần đều tốt lành. Muốn cầu tài thì đi hướng Tây Nam – Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.

3g - 5g, 15g -17g

Tốc hỷ: Tốt

Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.

Xuất hành giờ này sẽ gặp nhiều điềm lành, niềm vui đến, nhưng nên lưu ý nên chọn buổi sáng thì tốt hơn, buổi chiều thì giảm đi mất 1 phần tốt. Nếu muốn cầu tài thì xuất hành hướng Nam mới có hi vọng. Đi việc gặp gỡ các lãnh đạo, quan chức cao cấp hay đối tác thì gặp nhiều may mắn, mọi việc êm xuôi, không cần lo lắng. Chăn nuôi đều thuận lợi, người đi có tin về.

5g - 7g, 17g -19g

Lưu niên: Xấu

Lưu niên mọi việc khó thay
Mưu cầu lúc chửa sáng ngày mới nên
Việc quan phải hoãn mới yên
Hành nhân đang tính đường nên chưa về
Mất của phương Hỏa tìm đi
Đề phong khẩu thiệt thị phi lắm điều.

Nghiệp khó thành, cầu tài mờ mịt. Kiện cáo nên hoãn lại. Người đi chưa có tin về. Mất của, đi hướng Nam tìm nhanh mới thấy. Nên phòng ngừa cãi cọ. Miệng tiếng rất tầm thường. Việc làm chậm, lâu la nhưng làm gì đều chắc chắn. Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt.

7g - 9g, 19g -21g

Xích khẩu: Xấu

Xích khẩu lắm chuyên thị phi
Đề phòng ta phải lánh đi mới là
Mất của kíp phải dò la
Hành nhân chưa thấy ắt là viễn chinh
Gia trạch lắm việc bất bình
Ốm đau vì bởi yêu tinh trêu người.

Xuất hành vào giờ này hay xảy ra việc cãi cọ, gặp chuyện không hay do "Thần khẩu hại xác phầm", phải nên đề phòng, cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, giữ mồm giữ miệng. Người ra đi nên hoãn lại. Phòng người người nguyền rủa, tránh lây bệnh. Nói chung khi có việc hội họp, việc quan, tranh luận… tránh đi vào giờ này, nếu bắt buộc phải đi thì nên giữ miệng dễ gây ẩu đả cãi nhau.

9g - 11g, 21g -23g

Tiểu cát: Tốt

Tiểu cát mọi việc tốt tươi
Người ta đem đến tin vui điều lành
Mất của Phương Tây rành rành
Hành nhân xem đã hành trình đến nơi
Bệnh tật sửa lễ cầu trời
Mọi việc thuận lợi vui cười thật tươi.

Rất tốt lành, xuất hành giờ này thường gặp nhiều may mắn. Buôn bán có lời. Phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp. Có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khỏe.

Các bước xem ngày tốt cơ bản - Lịch Vạn Niên

Bước 1: Tránh các ngày đại kỵ, ngày xấu (tương ứng với việc) được liệt kê ở trên.

Bước 2: Ngày không được xung khắc với bản mệnh (ngũ hành của ngày không xung khắc với ngũ hành của tuổi).

Bước 3: Căn cứ sao tốt, sao xấu cân nhắc, ngày phải có nhiều sao Đại Cát (như Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ, … thì tốt), nên tránh ngày có nhiều sao Đại Hung.

Bước 4: Trực, Sao nhị thập bát tú phải tốt. Trực Khai, Trực Kiến, Trực Bình, Trực Mãn là tốt.

Bước 5: Xem ngày đó là ngày Hoàng đạo hay Hắc đạo để cân nhắc thêm. Khi chọn được ngày tốt rồi thì chọn thêm giờ (giờ Hoàng đạo, tránh các giờ xung khắc với bản mệnh) để khởi sự.

>> Xem thêm: Cách chọn ngày tốt cho công việc

Ngày này năm xưa

Sự kiện trong nước

  • Nhà báo Hồng Chương tên thật là Trần Chương, sinh vào ngày 6-5-1911 tại Quảng Trị và mất tại Hà Nội ngày 18-3-1989.
    Ông tham gia phong trào Mặt trận dân chủ từ nǎm 1937, đã từng bị đế quốc Pháp bắt, kết án tù 2 lần và đày đi Buôn Ma Thuột. Sau Cách mạng tháng Tám, đến khi qua đời, lần lượt làm Bí thư Đoàn Thanh niên cứu quốc Trung Bộ, Đội trưởng Đội biệt động đường số 9 (Quảng Trị), Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt nam.
    Ngoài viết báo ông còn làm thơ, viết tiểu thuyết và có nhiều tập phê bình, tiểu luận về vǎn học, nghệ thuật.
  • Nhà vǎn Nguyễn Huy Tưởng, quê ở Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh Hà Nội) sinh ngày 6-5-1912.
    Trước nǎm 1945 ông đã tham gia hoạt động cách mạng, phục vụ vǎn hoá cứu quốc, ông từng viết nhiều truyện dã sử và kịch lịch sử ở tuần báo "Tri Tân". Trong kháng chiến chống Pháp, ông là một trong những người đứng ra lập Hội Vǎn nghệ Việt Nam góp phần xây dựng nền Vǎn nghệ kháng chiến từ buổi đầu. Ông cũng là người sáng lập đồng thời là Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng - Nhà xuất bản sách cho thiếu nhi đầu tiên dưới chế độ mới.
    Những sáng tác chính của ông là "Đêm hội Long Trì", "Vũ Như Tô", "Cột đồng mã viên", "những người ở lại", "Ký sự Cao Lang", "Truyện anh Lục", "Bốn nǎm sau", "Sống mãi với thủ đô"...
    Trong đó có nhiều tác phẩm được dựng thành phim, thành kịch để đến với đông đảo khán giả.
    Ông mất ngày 25-7-1960 khi mới 48 tuổi.
  • Ngày 6-5-1942, tại Tôkyô Chính phủ Pháp và Nhật ký kết hiệp ước về quan hệ kinh tế giữa Nhật và Đông Dương. Các vǎn bản được ký kết bao gồm:
    1- "Hiệp ước về cư trú và hàng hải", vǎn bản này thoả thuận cho người Pháp, Nhật và người bản sứ được mua động sản, bất động sản, thuê nhà, kinh doanh, lập hội, học hành... và một số quyền "đồng đẳng với người bản quốc" như thông hành, cư trú, pháp luật, tố tụng... Vǎn bản cũng thoả thuận cho tàu biển của Pháp và Nhật được tự do và các hải cảng của Nhật và Đông Dương.
    2. "Hiệp ước về quan thuế và thương mại". Vǎn bản này thoả thuận hàng hoá của Đông Dương xuất sang Nhật và ngược lại đều được hưởng một chế độ thuế quan nhẹ. Hiệp ước còn quy định các thể thức thanh toán giữa hai nước. Hai bản hiệp ước trên thực tế đã mở cửa cho Nhật xâm nhập kinh tế vào Đông Dương một cách mạnh mẽ. Như vậy Nhật ngày càng trở thành bạn hàng chủ yếu, có lúc gần như duy nhất của hoạt động ngoại thương Đông Dương trong đó có Việt Nam.
  • Ngày 6-5-1951 Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ban hành sắc lệnh thiết lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng có nhiệm vụ: Quản lý ngân quỹ quốc gia, quản lý ngoại tệ, quản lý kim dụng bằng các thể lệ hành chính, đấu tranh tiền tệ với địch.
    Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời để góp phần giải quyết những khó khǎn về kinh tế tài chính, đẩy mạnh kháng chiến. Ngân hàng có kế hoạch cho nhân dân vay vốn phát triển sản xuất, giúp công thương mở mang kinh doanh. Riêng nǎm 1953-1954 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã giúp đỡ nông dân ở 620 xã, phát động quần chúng giảm tô cải cách ruộng đất và lập được 8605 quỹ vay mượn tương trợ...
    Đồng chí Nguyễn Lương Bằng được bổ nhiệm là Tổng Giám đốc và đồng chí Lê Vǎn Lương là Phó tổng giám đốc. Đây là các cán bộ đầu tiên của ngành Ngân hàng nước ta.
    Ngày nay Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực sự là ngân hàng mẹ của hệ thống các ngân hàng hiện có. Ngành Ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kinh doanh tiền tệ.

Sự kiện ngoài nước

  • Con đường hầm xuyên qua đáy biển Mǎngsơ nối liền Anh và Pháp được Nữ hoàng Anh Elizabét II và Tổng thống Pháp Mittơrǎng cắt bǎng khánh thành vào ngày 6-5-1994. Con đường dài 150 km, trong đó có 114 km ngầm dưới đáy biển. Ba con đường ngầm được đào dưới độ sâu 45 m. Có hai đường chính và một con đường cứu nạn ở giữa. Đường được thiết kế cho loại tàu điện rộng 4 mét chạy qua. Một đầu của đường ngầm là ga Cokeile của nước Pháp đầu kia là ga Sieborg của nước Anh.
    Đây là một công trình đường ngầm vĩ đại có một không hai trên thế giới, nó có ý nghĩa trọng đại trong quá trình phát triển hệ thống giao thông toàn châu Âu.
 

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây