Thực tế cho thấy rằng, ở các đám tang là nơi chứa nhiều âm khí, dễ gây bệnh không phải nói bừa. Ở nơi có người chết thì khả năng nhiễm khuẩn, nhiễm bệnh cũng sẽ cao và mức độ lây nhiễm cũng cao hơn. Vì khi sự sống của con người không còn nữa, quá trình oxy hóa bị dừng lại, cơ thể sẽ trở nên lạnh đi và bị biến đổi do quá trình phân hủy thay thế.
Trong quá trình này, khi thi thể chết đi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở. Sau đó, chúng sẽ phát tán vào không khí với tốc độ nhanh chóng mà chúng ta không thể nhận thấy được.
Vì vậy, với những người có sức khỏe yếu thì khi đi dự đám tang về thường hay bị bệnh là do sức đề kháng cơ thể kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Chính vì thế, cần nắm chắc những lưu ý khi đi đám tang về để đảm bảo sức khỏe cho chính mình thông qua bài viết sau.
>> Xem thêm: Có nên xây nhà khi đang để tang?
Đốt vía là việc đầu tiên cần làm khi đi đám tang về. Tùy vào vùng miền, địa phương sẽ có cách đốt vía khác nhau. Có nơi chỉ cần đốt giấy rồi hơ qua người, nơi khác cầu kỳ hơn sẽ chuẩn bị chậu lửa với than, bồ kết, muối trắng và châm lửa để bước qua. Nam bước 7 bước, nữ bước 9 bước, vừa bước vừa khấn “vía lành thì ở, vía dữ thì đi”.
Bên cạnh việc đốt vía sau khi đi viếng đám tang bằng cách đốt bồ kết, muối trắng thì chúng ta còn có thể xông hơi bằng cách nấu 1 nồi nước gồm các loại thảo mộc như: lá bưởi, lá chanh, sả,… hoặc có thể phun tinh dầu chanh sả để hơi nóng và mùi thơm giúp khử đi các loại khí lạnh.
Ở nhiều nơi khi tổ chức đám tang, thông thường người ta sẽ đặt 1 lò than đốt vỏ bưởi, bồ kết liên tục trong suốt thời gian tiến hành tang lễ. Có những nơi, nhiều người còn có thói quen thoa dầu gió, tinh dầu hay cho củ tỏi vào túi trước khi dự tang lễ để xua đi tà khí. Thực vậy, tinh dầu từ những loại này cũng có tác dụng trong việc diệt khuẩn, làm ấm cơ thể, phần nào có thể giúp tránh không bị nhiễm khuẩn, làm giảm ảnh hưởng của các loại vi khuẩn đang phát tán trong không khí.
Việc thực hiện đốt vía sau khi đi viếng đám tang về không chỉ đơn thuần là 1 phương pháp để loại bỏ âm khí và bảo vệ sức khỏe mà nó còn là một phần của tín ngưỡng và thể hiện sự tôn kính đối với người đã khuất trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Cách thức này phản ánh sự kết hợp giữa truyền thống và quan niệm tâm linh, dù chưa có sự chứng minh khoa học rõ ràng về hiệu quả của nó.
Nếu chưa kịp đốt vía hoặc tắm rửa sau đám tang, nên hạn chế tiếp xúc với người thân, đặc biệt là người già, trẻ em và người đau ốm, phụ nữ có thai. Khí lạnh từ đám tang có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người trong gia đình.
Sau khi đốt vía, nên tắm rửa sạch sẽ vì theo quan niệm dân gian, quần áo sau đám tang bị ám khí lạnh, có thể gây tổn hại sức khỏe. Nếu cẩn thận, nên tắm bằng nước gừng nghệ hoặc tinh dầu để tẩy uế khí lạnh.
Để tránh hơi lạnh trong đám tang, bạn có thể mang theo một số vật dụng sau:
Dầu gió: Dầu gió có tác dụng làm ấm cơ thể và phòng tránh khí lạnh từ đám tang. Mang theo dầu gió là cách phổ biến nhất mà nhiều người sử dụng.
Tỏi: Tỏi có khả năng trừ tà khí rất tốt. Những người yếu bóng vía nên mang theo tỏi để tránh bị ma quỷ đeo bám.
Lá trầu không: Lá trầu không giúp làm ấm bụng và xua đuổi tà ma. Bạn có thể vò nát lá trầu không rồi để trong túi quần hoặc túi áo.
Việc tuân thủ các quy tắc sau khi đi đám tang giúp bạn bảo vệ sức khỏe và người xung quanh. Hy vọng rằng những lưu ý trong bài viết sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn khi tham dự các nghi lễ tang.
Tác giả bài viết: Mai Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn