Việc thay bàn thờ mới được các gia đình Việt tiến hành một cách cẩn thận, chu đáo để bảo đảm không phạm phải những điều kiêng kỵ, đồng thời duy trì sự kính trọng đối với thần linh, tổ tiên.
Bàn thờ gia tiên là nơi linh thiêng nhất trong gia đình, luôn phải bảo đảm sự gọn gàng, sạch sẽ và ổn định, không nên thay đổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp gia chủ cần thay bàn thờ mới:
Bàn thờ là vật phẩm tâm linh quan trọng, do đó việc thay bàn thờ mới không chỉ đơn thuần là bỏ cái cũ đi, đặt cái mới vào mà cần thực hiện nhiều nghi thức.
Người Việt luôn cho rằng chọn ngày, giờ tốt để lập bàn thờ là việc quan trọng khi gia chủ quyết định thay bàn thờ mới. Ngày, giờ cần hợp với tuổi của gia chủ, đồng thời là ngày có nhiều sao tốt chiếu mệnh để giúp mọi việc trở nên suôn sẻ, thuận lợi.
Các gia chủ thường nhờ các thầy hoặc các vị sư làm lễ cúng và bốc bát hương tại chùa để bảo đảm đúng nghi thức tâm linh, sau đó đem bát hương mới từ chùa về. Lưu ý khi di chuyển bát hương, cần đậy kín; quan niệm tâm linh cho rằng việc này giúp ngăn vong linh vãng lai nhập vào.
Trước khi đặt bát hương lên bàn thờ, cần lau sạch lại bằng nước gừng ấm hoặc nước ngũ vị hương, sau đó thắp hương và hành lễ.
Mâm lễ vật cúng chuyển bàn thờ cũng cần chuẩn bị tươm tất, bao gồm:
Những món lễ vật này có thể sắm theo danh sách của thầy cúng mà gia chủ tin tưởng làm lễ. Sau khi sắm đầy đủ các món lễ vật, gia chủ cần cúng trước ngày chuyển bàn thờ để báo cáo với thần linh, tổ tiên; đồng thời mời thần linh, tổ tiên đến ngự tại bát hương mới và thụ hưởng lễ vật.
Khi phần lễ thực hiện xong, gia chủ đem vàng mã đi hóa và rắc gạo, muối ra xung quanh khu vực nhà mình.
Gia chủ đọc văn khấn thay bàn thờ mới, bỏ bàn thờ cũ như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con con là... n gụ tại…
Con làm lễ bốc bát hương mới, mục đích con xin cầu…, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng, hôm nay con làm lễ thay bàn thờ mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Bàn thờ không phải món đồ gỗ bình thường mà là không gian tâm linh, được coi là nơi trú ngụ của hương linh ông bà tổ tiên cũng như nơi ngự của các bậc thần linh. Vì thế khi cần thay bàn thờ mới, mọi người không thể vô tư loại bỏ bàn thờ cũ. Cách đối xử với vật phẩm này cũng thể hiện lòng tôn kính đối với sự hiện diện thiêng liêng của các đấng bề trên.
Vậy bàn thờ cũ cần được xử lý thế nào khi thay bàn thờ mới? Nếu nó còn tốt, gia đình có thể cất giữ tại nơi sạch sẽ, khô ráo, sử dụng cho mục đích thờ tự khác. Trong trường hợp xác định sẽ không còn sử dụng, được, gia chủ có thể áp dụng các cách xử lý bàn thờ cũ sau:
Đốt là cách xử lý bàn thờ cũ phổ biến, thể hiện được lòng kính trọng đối với thần linh và ông bà tổ tiên. Theo quan niệm dân gian, việc đốt bỏ bàn thờ cũ giúp linh hồn tổ tiên không bị cảm thấy bị bỏ rơi. Cách này cũng tránh cho vật phẩm thờ cúng của nhà mình rơi vào tay người khác và dùng cho những mục đích "trần tục" hoặc kém sạch sẽ, xúc phạm đến thần linh và tổ tiên.
Việc thiêu hóa bàn thờ cũ cần được làm một cách trang nghiêm, chọn ngày tốt, hợp với tuổi của gia chủ. Trước khi đốt, nên thắp nhang và cúng vái tổ tiên, xin phép và thông báo việc thay bàn thờ mới và hóa bàn thờ cũ. Có thể mời thầy về cúng để thực hiện nghi lễ một cách suôn sẻ, đem lại sự an tâm lớn nhất.
Nên tiến hành việc đốt bàn thờ cũ ở nơi thoáng đãng, xa khu dân cư và tuân thủ các nguyên tắc phòng cháy chữa cháy để tránh gây hỏa hoạn.
Nhiều mẫu bàn thờ được làm từ gỗ quý, chạm trổ tinh xảo với những họa tiết mang đậm dấu ấn của từng thời kỳ. Việc thanh lý bàn thờ cũ không chỉ giúp giữ gìn những giá trị này, mà còn tạo cơ hội cho những người yêu thích vẻ đẹp cổ điển có thể sở hữu một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.
Không chỉ vậy, việc thanh lý bàn thờ cũ cũng đóng góp tích cực vào việc bảo vệ môi trường. Cách này vừa giúp gia đình thu lại được một khoản tiền nhỏ để mua bàn thờ mới, vừa tiết kiệm thời gian, công sức.
Trong những cách xử lý bàn thờ cũ mà dân gian áp dụng có giải pháp thả trôi sông - một tập tục có từ rất lâu đời, khi môi trường sống ít bị tác động và dân cư thưa thớt. Ngày nay, cách này không còn phù hợp vì vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Việc thay bàn thờ mới không đơn thuần là đổi mới, bỏ đồ cũ mà thường đi kèm các nghi thức để xin phép và báo cáo với các bậc được thờ cúng, trong đó có việc thắp hương liên tục trong một khoảng thời gian. Một câu hỏi thường được đặt ra là khi thay bàn thờ mới phải thắp hương trong bao nhiêu ngày.
Thật ra, không có quy định cứng nhắc nào, thời gian thắp hương khi thay bàn thờ mới phụ thuộc nhiều vào phong tục mỗi địa phương cũng như quan niệm của từng gia đình. Dưới đây là một số quan niệm phổ biến:
Theo quan niệm phổ biến nhất, trong ba ngày đầu tiên sau khi thay bàn thờ mới, gia chủ nên thắp hương liên tục. Mỗi ngày, nên thắp hương vào hai buổi sáng và chiều, kèm theo việc dọn dẹp, tỉa chân nhang để tạo không gian sạch sẽ, trang nghiêm.
Một số gia đình chọn cách thắp hương liên tục trong tuần lễ đầu tiên. Đây là khoảng thời gian để bàn thờ mới quen dần với không gian mới và năng lượng từ gia chủ.
Dân gian cho rằng, nếu điều kiện cho phép, việc thắp hương liên tục trong vòng một tháng có thể giúp tạo lập sự kết nối mạnh mẽ giữa gia đình và tổ tiên cũng như mang lại cảm giác an tâm cho gia chủ.
Dù thắp hương trong thời gian bao lâu, sự thành tâm là yếu tố quan trọng nhất. Tâm niệm trong từng nén hương cần phải thanh tịnh và hướng thiện. Thông thường, người Việt thường thắp từ một đến ba nén hương, tuỳ thuộc vào mục đích và nghi lễ cụ thể.
Ngoài ra, gia chủ cần luôn chú ý an toàn khi thắp hương, đảm bảo tránh xa các vật dễ cháy. Có thể dùng bát nước nhỏ đặt dưới bàn thờ để khi tàn hương rơi xuống cũng không gây cháy.
Tác giả bài viết: Mai Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn