Xả tang là gì? Nghi thức xả tang hay nghi lễ cúng mãn tang là thông báo, làm lễ hết thời gian để tang người đã khuất, những phong tục này còn mang ý nghĩa đến nét văn hóa lâu đời của người Việt.
Đây là phong tục tập quán truyền thống lâu đời của dân tộc ta, là một trong những cách để trọn đạo, hiếu, nghĩa với người đã khuất, thể hiện sự đau buồn vấn vương trước sự ra đi của một người.
Tùy vào thời gian để tang và nghi lễ xả tang cũng là một cách để thông báo cho mọi người biết mình đang để tang cho ai và xả tang cho ai. Vì người ta sẽ rất ngại hỏi thăm đến vấn đề mất mát đau thương này.
Hơn nữa cách để tang, xả tang giống như một nghi thức tưởng niệm, thương nhớ người đã khuất, mong mỏi họ yên nghỉ, phù trợ cho con cháu, hậu duệ sau này.
Thời hạn để tang bao lâu cho đến lúc xả tang đều phụ thuộc vào quan hệ thân thích, xa gần đối với người đã khuất, thông thường sẽ có 2 hình thức là đại tang và tiểu tang. Vậy đại tang là gì và tiểu tang là gì?
Đại tang là gì?
Thông thường thời hạn mãn tang của đại tang sẽ là 3 năm và theo quan hệ gần với người đã khuất như để tang tứ thân phụ mẫu. Có nghĩa là con để tang cha mẹ ruột hoặc cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng. Nếu cha đã mất thì cháu đích tôn để tang ông bà, hoặc nếu cha và ông đã mất thì chắt đích tôn để tang cụ ông, cụ bà.
Vợ để tang chồng cũng được xếp vào đại tang và sẽ để tang 3 năm.
Tiểu tang là gì?
Mọi người thường thắc mắc tiểu tang sẽ để tang bao lâu, điều này sẽ phụ thuộc vào mức chia nhỏ trong tiểu tang như:
Cơ niên sẽ là để tang 1 năm thông thường sẽ là những mối quan hệ thân thích như cha mẹ với con trai, con dâu trưởng, con gái chưa chồng; con rể với cha mẹ vợ; chồng đẻ tang cho vợ; anh chị em chưa đi lấy chồng để tang cho nhau; Cháu trai, gái để tang cho ông bà; Cháu dâu để tang cho ông bà bên chồng.
Đại công sẽ là giỗ hết tang sau 9 tháng cho những mối quan hệ của những người thân thích đã đi lấy chồng như cha mẹ để tang cho con gái và con dâu thứ, anh chị em ruột đã đi lấy chồng để tang cho nhau. Hay anh chị em con chú con bác.
Tiểu công:
Xả tang của tiểu công là sau 5 tháng kể từ ngày mất, thường là đối với những mối quan hệ sau:
- Anh chị em cùng mẹ khác cha để tang cho nhau
- Chị em con chú con bác ruột (đã đi lấy chồng) để tang cho nhau
- Con để tang cho dì ghẻ
- Cháu để tang cho ông chú, bà bác, và bà thím
- Cháu để tang cho bà cô (chưa đi lấy chồng), chú họ, bác họ, thím họ, cô họ (chưa đi lấy chồng), ông bà ngoại, cậu, và dì ruột
- Chắt để tang cho cụ ông cụ bà bên nội.
Ti ma:
Ti ma là xả tang sau khi tròn 3 tháng như cha mẹ với con rể, con cô cậu, con dì để tang cho nhau, cháu để tang ông bác, chú, bà cô hộ; chắt để tang cho ông cụ họ.
Tuy nhiên trong thực tế người ta ít khi để tang đủ mà thường xin xả tang sớm nhất là đối với tiểu tang. Và để được xả tang sớm người ta sẽ làm nghi thức xả tang và mời thầy về làm lễ cúng sau khi hết 49 ngày.
Đặc biệt khi chưa đến lễ xả tang thì người đang chịu tang phải chú ý những điều kiêng kỵ sau đây
Trong thời gian để tang thì tuyệt đối không nên tổ chức cưới hỏi, như thế vừa không may mắn cho đám cưới lại vừa chưa thể hiện sự thành kính, bày tỏ sự tiếc nuối đối với người đã khuất. Nếu bất đắc dĩ phải tổ chức cũng không được tổ chức náo nhiệt.
Những người có tang nên hạn chế đến những chỗ khai trương hoặc tổ chức khai trương, người ta cho rằng sẽ mang vận xui đến cho việc làm ăn. Mặc dù chưa được chứng minh nhưng sau khi khai trương làm ăn không thuận lợi, người ta sẽ nghĩ do người có tang đến dự, hoặc khai trương trong thời gian để tang.
Nếu những việc trên đều cấp bách và cần thiết, thì sau 49 ngày của người đã mất đối với tiểu tang thì có thể mời thầy về cúng xả tang, bởi xã hội hiện nay vấn đề công việc, học tập, làm ăn nhiều lúc sẽ không kiêng kỵ hết được cho đến lúc xả tang.
Với những điều nên và không nên cho nghi thức xả tang trên đây, hy vọng đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết để bày tỏ lòng hiếu kính, đạo nghĩa với những vong hồn người đã khuất.
Tác giả bài viết: Vượng Phùng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn