Đặt tên bổ khuyết cho bé trai, bé gái theo Dụng thần Bát Tự Tứ Trụ

Thứ năm - 22/06/2023 04:51
Nhiều chuyên gia mệnh lý cho rằng đặt tên hoặc biệt danh theo dụng thần là một trong những phương pháp cải vận bổ khuyết hiệu quả. Cách này giống như bệnh nặng được thuốc tốt. Vậy đặt tên bổ khuyết áp dụng như thế nào? Hãy cùng Phong Thủy Vượng tìm hiểu trong bài viết sau.
Đặt tên bổ khuyết cho bé trai, bé gái theo Dụng thần Bát Tự Tứ Trụ
Đặt tên bổ khuyết cho bé trai, bé gái theo Dụng thần Bát Tự Tứ Trụ

1. Đặt tên bổ khuyết

Tên gọi có ảnh hưởng đến vận mệnh không?

Khổng Tử từng nói: “Danh không chính thì ngôn không thuận”. Cư sĩ Tô Đông Phai thì khẳng định: “Trên thế gian chỉ có tên là có thực, không thể dối trá”. Dân gian lại truyền câu: “Cho con ngàn vàng không bằng dạy con một nghề, dạy con một nghề không bằng cho con một cái tên hay”. Đây là những bằng chứng cho thấy việc đặt tên rất được coi trọng. Bởi tên gọi mang ý nghĩa rất lớn trong vận mệnh như: mưu cầu hạnh phúc, thông minh, xinh đẹp, thành công sự nghiệp, tiền tài sung túc, bình an khỏe mạnh,….Một cái tên được lập sẽ theo người đó suốt đời.

Mặt khác, khi nghiên cứu về bộ môn bát tự, các chuyên gia phát hiện tên người không làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nhưng có thể làm giảm hoặc tăng, hay bổ sung cái thiếu của mệnh. Điều này giống như cho gia vị vào món ăn, canh nhạt cần thêm ít muối sẽ đậm đà hơn, bánh thêm đường sẽ thành bát ngọt.

2. Đặt tên theo Bát tự - Tứ trụ

Bát trự hay còn gọi là Tứ trụ, việc đặt tên con theo Tứ trụ sẽ giúp con cải thiện vận khí. Đồng thời, còn khắc phục những điều không may mắn trong cuộc sống, từ đó giúp cuộc đời lẫn sự nghiệp của con yêu gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Lập lá số Bát Tự - Luận giải - Xem lá số Bát Tự - Tứ Trụ - Tử Bình

Một số lưu ý không thể bỏ qua khi đặt tên theo Tứ trụ:

2.1. Không được đặt tên theo Húy kỵ

Trong Phong thuỷ, tên gọi sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến vận số của một người.

Do đó khi chọn tên cho con, bố mẹ nên chọn tên hay và đẹp nhằm mang lại điều tốt lành nhất cho con. Đặc biệt là không nên chọn tên Húy kỵ, nghĩa là những tên của vua chúa ngày xưa hay tên thánh nhân vĩ đại. Ví dụ như Nguyễn Trãi, Nguyễn Sinh Cung (Bác Hồ), Ngô Tất Tố,…

Những lý do mà cha mẹ tuyệt đối không đặt tên Húy kỵ:

  • Đặt tên theo bậc vĩ nhân được cho là vi phạm về đạo lý khi đặt trùng tên.
  • Số mệnh con người, Tứ trụ sẽ không gánh được tên có sức “nặng” như của các bậc trên. Bởi vậy cả đời của đứa bé đặt tên theo vĩ nhân sẽ luôn chịu sự khổ cực, gánh nặng, xui xẻo.

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên đặt tên cho con phạm Húy kỵ của dòng họ và tên của ông bà tổ tiên đã khuất hay tên của người lớn còn sống ở trong dòng tộc.

2.2. Đặt tên con phải chú ý đến hành sinh

Theo phong thủy thì đặt tên con yêu theo Tứ trụ hiểu đơn giản là đặt tên con theo giờ, ngày, tháng, năm sinh ngũ hành. Dựa vào thời gian đó mà bố mẹ đặt tên hay và ý nghĩa cho con.

Tứ trụ được xác định gồm giờ, ngày, tháng và năm. Trong đó, các trụ sẽ có ý nghĩa khác nhau như sau:

  • Trụ năm: Xác định mệnh năm, đại mệnh hay mệnh. Trụ năm được xác định mạnh hoặc yếu nhờ lệnh tháng mới đo được, hoặc xem quan hệ tương khắc giữa Can và Chi.
  • Trụ tháng: Đây là cung về anh, chị, em. Can chi trong tháng tốt hoặc vượng thì anh em trong nhà sẽ hòa thuận, yêu thương nhau.
  • Trụ ngày: Đây là nhật nguyên, mệnh chủ của bản thân đứa trẻ. Việc sinh, vượng, hưu tù, suy, ngược của trụ ngày sẽ cực kỳ quan trọng. Nó sẽ chi phối lớn tới vận mệnh, tiền đồ sau này của đứa bé. Trụ ngày còn là yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng.
  • Trụ giờ: Đây là trụ về cung của con cái. Nếu giờ sinh vượng thì sau này người đó sẽ sinh con thông minh, tiền đồ tốt. Ngược lại thì con cái bị bệnh tật, yểu mệnh.

2.3. Những tên bổ khuyết cho Bát Tự - Tứ trụ

Mỗi trụ sẽ gồm 2 phần chính là thiên can và địa chi. Tổng cộng 4 trụ ngày, tháng, năm, giờ sẽ có 4 thiên can và 4 địa chi, hay còn gọi là Bát tự.

  • Thiên Can: Bính, Giáp, Ất, Đinh, Kỷ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý
  • Địa Chi: Sửu, Tý, Mão, Dần, Tỵ, Thìn, Mùi, Ngọc, Dậu, Thân, Tuất, Hợi

Trong đó các Chi sẽ đại diện cho Hành:

  • Dần – Mão sẽ thuộc hành Mộc
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi sẽ thuộc hành Thổ
  • Tỵ – Ngọ sẽ thuộc hành Hỏa
  • Thân – Dậu sẽ thuộc hành Kim
  • Hợi – Tý sẽ thuộc hành Thủy

Để Bát tự được tốt, phải có đủ cả Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 nguyên tố của Ngũ hành. Nếu thiếu mất Hành nào thì bạn phải đặt tên con có Hành đó để bổ sung. Các hành bị yếu cũng cần dùng tên đệm để bổ khuyết thì sẽ tốt hơn.

2.4. Hành Dụng Thần Bát Tự nên tương sinh với hành của họ tên

Nếu đặt tên con theo Dụng Thần Bát Tự Tứ trụ thì bố mẹ cần xác định xem hành Dụng Thần Bát Tự có tương sinh với hành họ tên hay không. Vì điều này rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến vận số may mắn của đứa trẻ. Việc xác định hành Dụng Thần Bát Tự sinh hành họ tên hay không, bố mẹ nên dựa theo vòng tương sinh tương khắc của ngũ hành bản mệnh. Dựa trên Ngũ hành, Dụng Thần Bát Tự sinh Tên và Họ thì sẽ tốt.

  • Dụng Thần Bát Tự sinh Tên rồi Tên sinh Họ: Tốt
  • Dụng Thần Bát Tự sinh Họ rồi Họ sinh Tên: Cực kỳ tốt

Còn ngược lại, nếu Dụng Thần Bát Tự khắc là điều xấu. Bạn có thể biết về tương quan của các hành qua ví dụ như sau:

Họ là Hành Thủy, Dụng Thần là Hành Thổ. Thổ khắc Thủy, Mộc khắc Thổ, do đó tên không được là Hành Mộc. Lúc này bố mẹ phải tìm tên có dấu sắc, nghĩa là hành Kim. Thổ trong Dụng Thần sinh Kim ở Tên thì nó sẽ sinh Họ Thủy.

3. Đặt tên bổ khuyết theo Dụng thần Bát Tự

Theo bộ môn Bát tự, giờ – ngày – tháng – năm sinh của một người được gọi tắt là Tứ trụ. Mỗi trụ này có đều cặp Thiên Can và Địa Chi riêng. Từng Can, Chi lại có ngũ hành khác nhau. Cụ thể: 

Thiên Can Canh, Tân Giáp, Ất Nhâm, Quý Bính, Đinh Mậu, Kỷ
Địa Chi Thân, Dậu Dần, Mão Tý, Hợi Tỵ, Ngọ Thìn, Sửu, Tuất, Mùi
Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ

Các ngũ hành thuộc Thiên can hay Địa chi này lại có sự cường suy, vượng nhược khác nhau, khi tương tác sẽ gây ra mất cân bằng mệnh bàn. Phương pháp tối ưu để giải quyết vấn đề này là tìm một ngũ hành bất kỳ hay còn gọi là Dụng thần có tác dụng ổn định mệnh bàn về trạng thái hài hòa. 

Dụng thần Bát tự giúp mệnh bàn cân bằng, từ đó, gia chủ tâm an vững trí, phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân.  

Vậy làm sao để thêm dụng thần cho mệnh bàn? Có rất nhiều cách như: mua cây phong thủy, đeo trang sức phong thủy, trang trí phòng bằng đá phong thủy, chuyển hướng, màu sắc,…Trong đó, đặt tên bổ khuyết theo dụng thần là phương pháp phổ biến. Như ví dụ trên, nam sinh tuổi Canh Ngọ cần dụng thần Kim thì có thể đặt thêm biệt danh là Phong hoặc Tâm, Văn, Hiện.

Chính sự tiện dụng cũng như hiệu quả khá tốt mà nhiều gia chủ hiện nay lựa chọn thuật cải vận bổ khuyết bằng phép đặt tên theo dụng thần Bát tự.

>> Truy cập Tiện ích Lập lá số Bát Tự - Luận giải - Xem lá số Bát Tự - Tứ Trụ - Tử Bình để tìm Dụng thần cho Tứ trụ của con

4. Danh sách tên theo từng Dụng thần Bát Tự

Thông qua phân tích, luận giải của các chuyên gia mệnh lý, phong thủy, Phong Thủy Vượng đã tổng hợp danh sách các bộ tên gọi theo tương ứng với 5 dụng thần Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. 

4.1. Tên mang dụng thần hành Mộc 

Người sinh vào mùa Thu thường “Dư Thổ – Thiếu Mộc”. Do đó, cần bổ sung hành Mộc nhằm cân bằng lại mệnh cục, giúp gia chủ tâm an vững trí, khí vượng, hanh thông. Đặc điểm của nhóm người mệnh khuyết Mộc như sau: 

  • Thân vượng Thổ: Tính cách sẽ trở nên cứng ngắc, bướng bỉnh, đặt cái tôi quá cao, không chịu nhận giúp đỡ của người khác nên đôi khi tự đánh mất cơ hội, khiến người khác hiểu lầm. 
  • Thân suy Mộc: Người sẽ thiếu nghị lực, ý chí kém, hấp tấp, gặp khó là nản, hay buông xuôi, không có mục đích sống rõ ràng. 

Để cải vận bổ khuyết, quý vị có thể đặt cho mình một biệt danh trong số những tên gọi mang dụng thần hành Mộc sau:

Tên Đặt tên
Tên hành Mộc vần A
Ái Chung Ái. Diệu Ái. Khả Ái. Mỹ Ái. Nhân Ái. Ngọc Ái. Tâm Ái. Thúy Ái. Minh Ái
Áng Thủy Áng. Đại Áng. Vân Áng
Âu Kim Âu. Bảo Âu. Hải Âu. Mỹ Âu. Tây Âu.
Tên hành Mộc vần B
Bang An Bang. Hữu Bang. Nam Bang.
Băng An Băng. Thục Băng. Khánh Băng. Lệ Băng. Tuyết Băng. Xuân Băng. Yên Băng. Châu Băng. Hải Băng. Hoàng Băng. Nghi Băng. Ngọc Băng. Phương Băng. Sao Băng. Thúy Băng. Trúc Băng. Nhật Băng. Thiên Băng.
Tên hành Mộc vần C
Ca Âu Ca. Hoan Ca. Bình Ca.
Các Khuê Các. Thi Các. Tú Các.
Cần Cần: Gia Cần. Hữu Cần. Thanh Cần.
Cảnh Phúc Cảnh. Tâm Cảnh. Xuân Cảnh.
Cao Thanh Cao. Chí Cao. Danh Cao.
Cầu Hữu Cầu. Lam Cầu. Nguyệt Cầu.
Châu Băng Châu. Bảo Châu. Bội Châu.
An Cơ. Cự Cơ. Duy Cơ.
Công Chí Công. Bình Công. Chiến Công.
Cúc Dạ Cúc. Đoan Cúc. Hạ Cúc. 
Tên hành Mộc vần D
Dự Danh Dự. Hữu Dự. Trí Dự. 
Tên hành Mộc vần G
Gia An Gia. Ân Gia. Danh Gia.
Giang Ân Giang. Hoài Giang. Đà Giang.
Giảng Minh Giảng. Quý Giảng. Thanh Giảng
Giao Chí Giao. Đắc Giao. Kim Giao
Giáo Quang Giáo. Danh Giáo. Phong Giáo.
Giáp Hoàng Giáp. Kim Giáp. Quý Giáp.
Giới Hải Giới. Bảo Giới. Cương Giới.
Tên hành Mộc vần G
Giản Tân Giản. Đức Giản. Tâm Giản.
Tên hành Mộc vần H
 Hạ An Hạ .Ánh Hạ. Diễm Hạ.
 Hải Chí Hải. Công Hải. Đại Hải.
 Hồ An Hồ. Bích Hồ. Hải Hồ.
 Hổ Đình Hổ. Phi Hổ. Quý Hổ. 
 Hồi Liên Hồi. Kỷ Hồi. Ngọc Hồi.
 Hường Cẩm Hường. Diễm Hường. Dịu Hường.
 Huyền Ngọc Huyền. Kim Huyền. Bích Huyền. 
Tên hành Mộc vần K
 Kha Trọng Kha. Duy Kha. Minh Kha.
 Khâm Duy Khâm. Đăng Khâm. Đức Khâm.
 Khang An Khang. Trọng Khang. Bình Khang.
Kháng Mạnh Kháng. Phúc Kháng. Quốc Kháng.
Khanh Ái Khanh. Công Khanh. Mai Khanh.
Khánh Bảo Khánh. Diên Khánh. Đại Khánh
Khôi Huy Khôi. Anh Khôi. Duy Khôi.
Khởi Đức Khởi. Đồng Khởi. Gia Khởi.
Khuyến Đức Khuyến. Lương Khuyến. Minh Khuyến.
Kiệm Cần Kiệm. Đắc Kiệm. Đức Kiệm. 
Tên hành Mộc vần N
Ngà  Ánh Ngà. Bảo Ngà. Bích Ngà
Ngạn Công Ngạn. Đức Ngạn. Hoàng Ngạn.
Nghệ Anh Nghệ. Công Nghệ. Duy Nghệ.
Nghị  Đại Nghị. Hòa Nghị. 
Nghĩa Hiếu Nghĩa. Kiến Nghĩa. Duy Nghĩa. 
Nghiên Đức Nghiên. Ngọc Nghiên. Đăng Nghiên.
Nghiệp Đại Nghiệp. Đức Nghiệp. Gia Nghiệp.
Ngọ Bính Ngọ. Chính Ngọ. Giáp Ngọ.
Ngộ Xuân Ngộ. Trí Ngộ. Đức Ngộ.
Ngọc Bích Ngọc. Hoàng Ngọc. Ánh Ngọc. 
Tên hành Mộc vần P
Phan Dư Phan. Ngọc Phan. Quang Phan.
Phước An Phước. Duy Phước. Huy Phước.
Phương Kim Phương. Chân Phương. Bách Phương.
Phượng Bích Phượng. Kim Phượng. Loan Phượng. 
Tên hành Mộc vần Q
Quan Đăng Quan. Đình Quan. Đông Quan. 
Quán Công Quán. Hương Quán. Thư Quán.
Quân Anh Quân. Dân Quân. Đông Quân.
Quang Chí Quang. Duy Quang. Hồng Quang.
Quế Phương Quế. Đan Quế. Đăng Quế.
Quốc Ái Quốc. Anh Quốc. Bảo Quốc. 
Quy Gia Quy. Lập Quy. Kim Quy.
Quý Danh Quý. Diệu Quý. Đình Quý.
Quỳ Dã Quỳ. Hải Quỳ. Cẩm Quỳ.
Quyên Bảo Quyên. Đỗ Quyên. Lệ Quyên
Tên hành Mộc vần T
Trưởng Đình Trưởng. Đức Trưởng. Duy Trưởng.
Túc Cao Túc. Đoan Túc. Đình Túc.
Tuệ Anh Tuệ. Đức Tuệ. Hữu Tuệ. 
Tuyến Hữu Tuyến. Lâm Tuyến. Vân Tuyến.
Tuyết Ánh Tuyết. Diễm Tuyết. Bạch Tuyết.
Bính Tý. Canh Tý. Giáp Tý.
 
Đặt tên con theo Dụng thần mệnh khuyết
Đặt tên con theo Dụng thần mệnh khuyết

4.2. Tên mang dụng thần hành Kim

Dựa theo bộ môn bát tự cũng như thuyết ngũ hành, những người sinh vào mùa Xuân thường “Dư Mộc – Thiếu Kim”, cho nên cần dụng thần Kim để cải vận. Đặc điểm của những nhóm người này như sau: 

  • Thân vượng Mộc: Hay nóng giận, vội vàng, tính tình cố chấp, thường làm mất lòng người khác, khá bảo thủ, gặp “đường cụt” cũng không chịu quay đầu lại. 
  •  Thân suy Kim: Tính cách đặc trưng chính là nhu nhược, mềm yếu, hay ỉ lại, rụt rè, dễ từ bỏ, chóng chán.

Dưới đây là một số những tên gọi giúp gia chủ cần dụng thần hành Kim để cải vận:

Tên Đặt tên
Tên hành Kim vần B
Bảo Chí Bảo. Gia Bảo. Kim Bảo. Long Bảo. Ngọc Bảo. Quốc Bảo. Thái Bảo. Thiệu Bảo. Tiểu Bảo. Vĩnh Bảo. Chi Bảo. Đức Bảo. Duy Bảo. Hoài Bảo. Hoàng Bảo. Hữu Bảo. Minh Bảo. Nguyên Bảo. Quang Bảo. Thiên Bảo. Thiện Bảo. Tri Bảo. Lê Bảo. Phương Bảo. Tấn Bảo. Đăng Bảo. Tiến Bảo. Vạn Bảo. Quí Bảo. Đình Bảo. Tôn Bảo. Quân Bảo. Thế Bảo.
Bửu Quốc Bửu. Gia Bửu. Ngọc Bửu. Kim Bửu. Long Bửu. Vĩnh Bửu. Cao Bửu. Duy Bửu. Hoàng Bửu. Quang Bửu. Tấn Bửu. Thái Bửu. Thế Bửu. Thiên Bửu.
Tên hành Kim vần C
Cầm Nguyệt Cầm. Danh Cầm. Dương Cầm. Hoàng Cầm. Hồ Cầm. Mộng Cầm. Ngọc Cầm. Phong Cầm. Thi Cầm. Tiên Cầm.
Cần Hữu Cần. Thanh Cần. Tân Cần. Trọng Cần. 
Cầu Hữu Cầu. Lam Cầu. Nguyệt Cầu. Thạch Cầu. Thiên Cầu. Tinh Cầu. Trọng Cầu. Tú Cầu. Xuân Cầu.
Chiến Chinh Chiến. Bách Chiến. Đình Chiến. Hữu Chiến. Mạnh Chiến. Minh Chiến. Quang Chiến. Quyết Chiến. Đức Chiến. Ngọc Chiến. Thành Chiến. Xuân Chiến. Viết Chiến. Văn Chiến. Trần Chiến.
Chiểu Đình Chiểu. Đức Chiểu. Nguyệt Chiểu. Thanh Chiểu. Xuân Chiểu.
Chung Nhân Chung. Hữu Chung. Khắc Chung. Kim Chung. Quốc Chung. Thanh Chung. Thủy Chung. Thế Chung. Tuệ Chung
Cường Phúc Cường. Cao Cường. Ðình Cường. Đức Cường. Gia Cường. Phú Cường. Hùng Cường. Huy Cường. Kiên Cường. Mạnh Cường. Quốc Cường. Thiết Cường. Tự Cường. Anh Cường. Chí Cường. Đình Cường. Dũng Cường. Hữu Cường. Minh Cường. Phi Cường. Thịnh Cường. Tuấn Cường. Văn Cường. Việt Cường. Xuân Cường. Thế Cường. Hiếu Cường. Duy Cường. Nam Cường. Danh Cường. Quang Cường. 
Tên hành Kim vần D
Dao Đồng Dao. Kim Dao. Ngọc Dao.
Du Cao Du. Đăng Du. Đông Du.
Dương Ánh Dương. Bạch Dương. Đại Dương.
Tên hành Kim vần Đ
Đàn Kim Đàn. Kỳ Đàn. Linh Đàn. Mộng Đàn. Nam Đàn. Ngọc Đàn. Phúc Đàn.
Tên hành Kim vần G
Giá Danh Giá. Ngọc Giá. Xuân Giá.
Giang Ân Giang. Hoài Giang. Đà Giang. 
Tên hành Kim vần H
Hạ An Hạ. Ánh Hạ. Diễm Hạ.
Hân Gia Hân. Mai Hân. Ngọc Hân.
Hiển Chí Hiển. Đức Hiển. Ngọc Hiển.
Hiệp Đức Hiệp. Hoàng Hiệp. Khắc Hiệp.
Hiếu Đức Hiếu. Duy Hiếu. Chí Hiếu.
Hiệu Quý Hiệu. Công Hiệu. Danh Hiệu.
Hoan Công Hoan. Duy Hoan. Đức Hoan
Hoàng Thanh Hoàng. Ân Hoàng. Bảo Hòa
Học Hiếu Học. Đức Học. Gia Học.
Hợp Ái Hợp. Bách Hợp. Bích Hợp
Tên hành Kim vần K
Khải Duy Khải. Ðức Khải. Hoàng Khải.
Khâm Duy Khâm. Đăng Khâm. Đức Khâm.
Khanh Ái Khanh. Công Khanh. Mai Khanh. 
Khánh Bảo Khánh. Diên Khánh. Đại Khánh.
Khê Hương Khê. Lâm Khê. Sơn Khê.
Khương Đức Khương. Duy Khương. Hoàng Khương.
Khuyến Đức Khuyến. Lương Khuyến. Minh Khuyến.
Kim Mỹ Kim. An Kim. Bảo Kim
Tên hành Kim vần L
Long Bảo Long. Cửu Long. Bạch Long.
Luận Đức Luận. Đình Luận. Cao Luận.
Tên hành Kim vần M
Miên Khang Miên. Khải Miên. Quang Miên.
Miện Duy Miện. Đức Miện. Quý Miện
Tên hành Kim vần N
Ngân Bảo Ngân. Bích Ngân. Hiếu Ngân.
Nhạ Bá Nhạ. Hữu Nhạ. Huy Nhạ.
Nhẫn Chí Nhẫn. Công Nhẫn. Đắc Nhẫn.
Nhi Thùy Nhi. Xuân Nhi. Ái Nhi
Nhiên An Nhiên. Công Nhiên. Đức Nhiên.
Như Chân Như. Huyền Như. Quỳnh Như.
Nhung Bích Nhung. Cẩm Nhung. Hồng Nhung. Bích Nhung. Cẩm Nhung. Hồng Nhung.
Tên hành Kim vần S
Sâm Bạch Sâm. Hồng Sâm. Huyền Sâm.
San Giang San. Hồng San. Thái San

4.3. Tên mang dụng thần hành Thủy

Cần dụng thần Thủy thường là những người “Dư Hỏa – Thiếu Thủy”. Đặc điểm nhận biết của nhóm người này như sau: 
  • Thân vượng Hỏa: Hay nóng nảy, bốc đồng, luôn hơn thua đúng sai, bất chấp rủi ro mà lao đến phía trước. Cũng vì thừa “hỏa” mà họ hay dẫn khiến bản thân lâm vào những tình huống không tốt, khiến các mối quan hệ thường rạn nứt. 
  • Thân suy Thủy: Tính tình sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn, bất cẩn, hay qua loa, buông xuôi dễ dàng, tư duy chậm chạp, trí nhớ kém và tìm cảm khô khan.

Quý vị cần đặt tên theo dụng thần hành Thủy để cải vận có thể tham bảo bảng tên gọi dưới đây: 

Tên Đặt tên
Tên hành Thủy vần A
Ánh Diệu Ánh. Nguyệt Ánh. Quang Ánh. Hà Ánh. Hồng Ánh. Kim Ánh. Ngọc Ánh. Nhật Ánh. Vân Ánh. Minh Ánh. Phương Ánh.
Tên hành Thủy vần B
Hoàng Bá. Thái Bá. Trọng Bá. Đạt Bá. Hùng Bá. Nghĩa Bá. Nghiêm Bá. Ngọc Bá. Thanh Bá. Tùng Bá. Vịnh Bá. Xuân Bá.
Bắc Công Bắc. Hải Bắc. Hảo Bắc. Hồ Bắc. Hoài Bắc. Hoàng Bắc. Huy Bắc. Kinh Bắc. Thái Bắc. Thanh Bắc. Trọng Bắc. Vịnh Bắc. Vũ Bắc. Xuân Bắc. Văn Bắc
Bách Diệp Bách. Hoàng Bách. Ngọc Bách. Sơn Bách. Tùng Bách. Tiểu Bách. Cao Bách. Hùng Bách. Huy Bách. Quang Bách. Thuận Bách. Văn Bách. Vạn Bách. Việt Bách. Xuân Bách. Trường Bách. Đình Bách. Sĩ Bách. Mạnh Bách. Trần Bách. Chí Bách. Đăng Bách. Duy Bách. Hà Bách.
Bạch Hoàng Bạch. Nguyệt Bạch. Ngọc Bạch. Thanh Bạch. Thủy Bạch. Trúc Bạch. Tuyết Bạch. Vân Bạch.
Ban Đức Ban. Hoàng Ban. Ngọc Ban. Quý Ban. Thiên Ban. Thành Ban. Tiên Ban. Xuân Ban.
Bằng Công Bằng. Hữu Bằng. Kim Bằng. Lương Bằng. Quý Bằng. Thân Bằng. Trọng Bằng. Yến Bằng. Cao Bằng. Đức Bằng. Hải Bằng. Mạnh Bằng. Nhật Bằng. Phi Bằng. Thế Bằng. Uy Bằng. Vĩ Bằng. Vũ Bằng. Tiểu Bằng.
Bích Huy Bích. Duy Bích. Hoàn Bích. Hoàng Bích. Kim Bích. Ngọc Bích. Nhật Bích. Nguyệt Bích. Quang Bích. Toàn Bích. Dạ Bích. Gia Bích. Hoài Bích. Hồng Bích. Huyền Bích. Lam Bích. Lệ Bích. Phương Bích. Thu Bích. Xuân Bích. Chiêu Bích.
Biên An Biên. Chính Biên. Hải Biên.. Giang Biên. Hữu Biên. Long Biên. Trấn Biên. Vĩnh Biên. Viễn Biên. Đăng Biên. Đức Biên. Duy Biên. Gia Biên. Hoàng Biên. Kim Biên. Như Biên. Quốc Biên. Trọng Biên. Xuân Biên.
Bính Quang Bính. Quốc Bính. Đăng Bính. Kế Bính. Trường Bính. 
Bình Gia Bình. Bảo Bình. Ðức Bình. Hòa Bình. Ninh Bình. Phong Bình. Quân Bình. Quảng Bình. Quốc Bình. Quý Bình. Thái Bình. Thanh Bình. Tâm Bình. Thiệu Bình. Thuận Bình. Thủy Bình. Trị Bình. Trọng Bình. Xuân Bình. Đức Bình. Duy Bình. Hải Bình. Hữu Bình. Nguyên Bình. Phú Bình. Thiên Bình . Vĩnh Bình. Xuân Bình. Hương Bình. Phúc Bình. Văn Bình. Tiến Bình. Tất Bình. Công Bình. Trúc Bình.
Tên hành Thủy vần C
Các Khuê Các. Thi Các. Tú Các. Văn Các. Xuân Các.
Chí Cương Chí. Đức Chí. Hữu Chí. Tráng Chí. Đông Chí. Mạnh Chí. Quyết Chí. Thế Chí. Viễn Chí. Công Chí. Đình Chí. Đại Chí. Việt Chí.
Tên hành Thủy vần D
Dân An Dân. Bình Dân. Lương Dân. 
Tên hành Thủy vần Đ
Đào Anh Đào. Bích Đào. Hồng Đào.
Đình Duy Đình. Mai Đình. Mạnh Đình.
Đông Nhật Đông. Quý Đông. An Đông.
Tên hành Thủy vần G
Giản Tân Giản. Đức Giản. Tâm Giản.
Tên hành Thủy vần H
Bảo Hà. Hoàng Hà. Lan Hà. Ân Hà. Bắc Hà. Duyên Hà.
Hân Gia Hân. Mai Hân. Ngọc Hân.
Hằng Ngọc Hằng. Bích Hằng. Lệ Hằng
Hành Đại Hành. Đạo Hành. Đức Hành.
Hạnh Đạo Hạnh. Đức Hạnh. Hiếu Hạnh.
Hào Anh Hào. Đức Hào. Huy Hào.
Hậu Đôn Hậu. Đăng Hậu. Đức Hậu
Hiển Chí Hiển. Đức Hiển. Ngọc Hiển. 
Tên hành Thủy vần K
Khê Hương Khê. Lâm Khê. Sơn Khê.
Khoa Văn Khoa. Anh Khoa. Ân Khoa. 
Khoan Đức Khoan. Hữu Khoan. Khắc Khoan. 
Tên hành Thủy vần L
Luân Gia Luân. Kinh Luân. Minh Luân.
An Lư. Hoa Lư. Hồng Lư.
Lưu Bảo Lưu. Chí Lưu. Danh Lưu.
Lựu Thạch Lựu. Sương Lựu. Thanh Lựu
Tên hành Thủy vần M
Mai Xuân Mai. Bạch Mai. Chi Mai.
Mẫn Huy Mẫn. Đăng Mẫn. Đức Mẫn.

4.4. Tên mang dụng thần hành Thổ 

Những người “Dư Thủy – Thiếu thổ” rất cần bổ sung dụng thần Thổ nhằm cân bằng mệnh bàn, giúp gia chủ khắc phục những khuyết điểm trong tích cách khi thân vượng Mộc hoặc suy Thổ. Cụ thể: 

  • Thân vượng Thủy: tính tình cố chấp, bảo thủ, cứng rắn, tham vọng, nóng giận vội vàng. Khi làm việc đã quyết thì không từ bỏ nhưng kinh doanh không nắm bắt được cơ hội và thường làm mất lòng người khác. 
  • Thân suy Thổ: tự ti, bảo thủ, nhu nhược, do dự, thiếu quyết đoán hay chính kiến, cũng ham muốn nhưng chóng chán. Làm việc thì nửa vời, không dứt khoát.
Nếu muốn cải vận bổ khuyết thông qua đặt tên hoặc biệt danh theo dụng thần hành Thổ, quý vị có thể tham khảo bảng sau: 
Tên Đặt tên
Tên hành Thổ vần A
 A Đông A.
An Thu An. Bình An. Chinh An. Hà An. Hoài An. Mỹ An. Phúc An. Quốc An. Tân An. Thái An. Thanh An. Thảo An. Thiên An. Thùy An. Trường An. Xuân An. Vạn An. Vĩnh An. Văn An. Vân An. Bảo An. Đăng An. Duy An. Khánh An. Khiết An. Kim An. Kỳ An. Lộc An. Nhật An. Như An. Thúy An. Thụy An. An An. Tường An. Tiến An. Hải An. Minh An. Dân An. Phú An. Mai An. Tấn An. Đức An. Thành An. Thế An. Trường An. Ngân An. Hồng An. Tâm An. Thiện An. Ngọc An. Sơn An. Kiều An. Phước An. Gia An. Trúc An. Trọng An.
Anh Kim Anh. Bảo Anh. Diệu Anh. Hải Anh. Hoài Anh. Hoàng Anh. Hùng Anh. Kỳ Anh. Lan Anh. Minh Anh. Phương Anh. Tinh Anh. Tuyết Anh. Mỹ Anh. Ngọc Anh. Quốc Anh. Quỳnh Anh. Tâm Anh. Tân Anh. Trâm Anh. Tú Anh. Việt Anh. Vân Anh. Yến Anh. Đức Anh. Duy Anh. Hà Anh. Huy Anh. Nghĩa Anh. Nhã Anh. Nhật Anh. Thùy Anh. Trang Anh. Trung Anh. Mai Anh. Tuấn Anh. Xuân Anh. Linh Anh. Đăng Anh. Huyền Anh. Tùng Anh. Thảo Anh. Quang Anh. Quế Anh. Như Anh. Châu Anh. Đức Anh. Nhật Anh. Bảo Anh. Khải Anh. Đình Anh. Duyên Anh. Kiệt Anh. Nguyên Anh. Phan Anh. Thái Anh. Thế Anh. Tường Anh. Tuệ Anh. Chúc Anh. Tiến Anh. My Anh.Thục Anh. Mạnh Anh. Viết Anh. Việt Anh. Trần Anh. Nguyễn Anh. Nhật Anh. Nguyên Anh. Hồng Anh. Phong Anh. Khánh Anh. Chí Anh. Trúc Anh. Ðông Anh. Ðan Anh. Ðức Anh. Nam Anh. Tây Anh. Quân Anh. Nguyệt Anh. Kiên Anh. Gia Anh. Diệp Anh. Hiền Anh. Huỳnh Anh. Phúc Anh
Tên hành Thổ vần Â
Ân Đức Ân. Bảo Ân. Hoài Ân. Hoàng Ân. Hồng Ân. Hữu Ân. Long Ân. Quốc Ân. Thanh Ân. Thành Ân. Thi Ân. Thiên Ân. Tri Ân. Trọng Ân. Duy Ân. Thiện Ân. Phúc Ân. Minh Ân.
Ẩn Cao Ẩn. Đại Ẩn. Hoàng Ẩn. Long Ẩn. Ngọc Ẩn. Nhật Ẩn. Nguyệt Ẩn. Tuệ Ẩn. Xuân Ẩn. 
Âu Kim Âu. Bảo Âu. Hải Âu. Mỹ Âu. Tây Âu. 
Tên hành Thổ vần C
Chương Bích Chương. Biểu Chương. Đình Chương.
Cung Đông Cung. Huy Cung. Khiêm Cung.
Tên hành Thổ vần D
Dần Giáp Dần. Bính Dần. Canh Dần.
Dậu Ất Dậu. Đinh Dậu. Xuân Dậu.
Di Đức Di. Phúc Di. Trọng Di.
Diễm Ngọc Diễm. Bích Diễm. Hồng Diễm
Diệp Bạch Diệp. Bích Diệp. Hoàng Diệp.
Diệu Hồng Diệu. Hoàng Diệu. Huyền Diệu.
Doãn Đăng Doãn. Đình Doãn. Hải Doãn.
Doanh Doanh Doanh. Khả Doanh. Mộng Doanh.
Hiếu Dư. Khánh Dư. Loan Dư.
Dung Hạnh Dung. Kiều Dung. Mỹ Dung.
Tên hành Thổ vần Đ
Đình Duy Đình. Mai Đình. Mạnh Đình
Tên hành Thổ vần G
Giáp Hoàng Giáp. Kim Giáp. Quý Giáp
Tên hành Thổ vần H
Hải Chí Hải. Công Hải. Đại Hải.
Hảo Hoàn Hảo. Bích Hảo. An Hảo.
Hiến Đức Hiến. Duy Hiến. Minh Hiến.
Hiệp Đức Hiệp. Hoàng Hiệp. Khắc Hiệp
Hòe Đình Hòe. Quế Hòe. 
Hồng Khánh Hồng. Ánh Hồng. Ái Hồng.
Hữu Bằng Hữu. Chí Hữu. Đức Hữu.
Hựu Khai Hựu. Đức Hựu. Quảng Hựu
Huỳnh Bắc Huỳnh. Bảo Huỳnh. Công Huỳnh. 
Tên hành Thổ vần I
 Ích Công Ích. Quang Ích. Đại Ích. 
Tên hành Thổ vần K
Khắc Hữu Khắc. Quý Khắc. Thế Khắc. 
Tên hành Thổ vần L
Liêm Chính Liêm. Anh Liêm. Chí Liêm.
Lực Bảo Lực. Đình Lực. Hoàng Lực.
Lương Duy Lương. Đức Lương. Gia Lương. 
Tên hành Thổ vần M
Mẫn Huy Mẫn. Đăng Mẫn. Đức Mẫn.
Tên hành Thổ vần N
Ngạn Công Ngạn. Đức Ngạn. Hoàng Ngạn.
Nghị Đại Nghị. Hòa Nghị. Hương Nghị.
Nghĩa Hiếu Nghĩa. Kiến Nghĩa. Duy Nghĩa.
Nghiêm Gia Nghiêm. Uy Nghiêm.

4.5. Tên mang dụng thần hành Hỏa 

Theo bộ môn bát tự cũng như thuyết ngũ hành, người cần dụng thần Hỏa thường sinh vào mùa Đông. Bởi chào đời trong khoảng thời gian này, mệnh của họ thường “Dư Kim – Thiếu Hỏa”. Thuộc tính của nhóm người này như sau:  

  • Thân vượng Kim: Tích cách sắc sảo, thông minh, mơ ước nhiều thứ nhưng cũng chóng chán, vội vàng yêu vội vã chia tay, làm việc cứ gần được lại mất.
  • Thân suy Hỏa: Tính tình nhu nhược, nhút nhát, chậm chạp, hay do dự, thiếu quyết đoán, suy nghĩ quá lâu tới mức cơ hội vụt mất mới có quyết định.

Để cân bằng ngũ hành âm dương của mệnh cục, gia chủ mệnh thiếu Hỏa có thể cải vận bằng một trong số tên gọi sau: 

Tên Đặt tên
Tên hành Hỏa vần A
Ảnh Minh Ảnh. Nhật Ảnh. Vân Ảnh. Xuân Ảnh
Ấn Bảo Ấn. Khai Ấn. Kim Ấn. Long Ấn. Ngọc Ấn. Quốc Ấn. Tuệ Ấn
Tên hành Hỏa vần C
Cảnh Phúc Cảnh .Tâm Cảnh. Xuân Cảnh. Vĩ Cảnh. Yên Cảnh. Hữu Cảnh. Minh Cảnh. Mỹ Cảnh .Ngọc Cảnh .Phước Cảnh .Cao Cảnh. Đắc Cảnh .Đức Cảnh . Nguyên Cảnh .Thanh Cảnh. Thi Cảnh. Tiến Cảnh. Tuấn Cảnh
Cát Đại Cát. Ngô Cát. Nguyệt Cát. Phú Cát. Thiện Cát. Bình Cát. Dĩ Cát. Đình Cát. Gia Cát. Hà Cát. Hải Cát. Hồng Cát. Lộc Cát. Nguyên Cát. Thành Cát. Trọng Cát. Xuân Cát. Huy Cát. Khoa Cát
Chân Minh Chân. Mỹ Chân. Thành Chân. Thiện Chân. Thọ Chân. Quý Chân. Bảo Chân
Chi Kim Chi. Đĩnh Chi. Huệ Chi. Lan Chi. Quỳnh Chi. Lệ Chi. Liên Chi. Linh Chi. Mai Chi. Quế Chi. Thùy Chi. An Chi. Bảo Chi. Bích Chi. Diễm Chi. Ngọc Chi. Phương Chi. Thảo Chi. Trúc Chi. Xuyến Chi. Yên Chi. Mỹ Chi. Tùng Chi. Ðan Chi. Huyền Chi. Vân Chi. Khánh Chi. Yến Chi. Hạnh Chi. Hải Chi. Đan Chi. Uyển Chi. Hà Chi. Tiểu Chi. Minh Chi
Chí Cương Chí. Đức Chí. Hữu Chí. Tráng Chí. Đông Chí. Mạnh Chí. Quyết Chí. Thế Chí. Viễn Chí. Công Chí. Đình Chí. Đại Chí. Việt Chí.
Chinh Kiều Chinh. Đông Chinh. Nam Chinh. Ngọc Chinh. Tòng Chinh. Trường Chinh. Viễn Chinh. Ái Chinh. An Chinh. Anh Chinh. Đình Chinh. Đức Chinh. Hà Chinh. Mỹ Chinh. Phương Chinh. Quốc Chinh. Thái Chinh. Thế Chinh. Thục Chinh. Việt Chinh. Bảo Chinh.
Chính Đức Chính. Danh Chính. Đại Chính. Đoan Chính. Công Chính. Gia Chính. Liêm Chính. Lương Chính. Minh Chính. Nhân Chính. Quân Chính. Quốc Chính
Chung Nhân Chung. Hữu Chung. Khắc Chung. Kim Chung. Quốc Chung. Thanh Chung. Thủy Chung. Thế Chung. Tuệ Chung
An Cơ. Cự Cơ. Duy Cơ. Long Cơ. Minh Cơ. Phùng Cơ. Quốc Cơ. Trí Cơ. Trường Cơ. Tường Cơ. Vũ Cơ
Tên hành Hỏa vần D
Danh Cao Danh. Huân Danh .Công Danh.
Dụng Quốc Dụng. Công Dụng. Đắc Dụng. 
Tên hành Hỏa vần D
Đắc Anh Đắc. Huy Đắc. Lộc Đắc
Đài Liên Đài. Cẩm Đài. Hải Đài
Đại Quốc Đại. Hữu Đại. Quang Đại
Đan Hồng Đan. Hoàng Đan. Kim Đan
Đán Nhật Đán. Quang Đán. Huy Đán
Đang Ngọc Đang. Hiếu Đang. Hữu Đang
Đăng Công Đăng. Hải Đăng. Hiếu Đăng
Đảng Trọng Đảng. Chính Đảng. Hương Đảng
Đạo  Chính Đạo. Công Đạo. Hiếu Đạo
Tên hành Hỏa vần G
Gia An Gia. Ân Gia. Danh Gia. 
Giá Danh Giá. Ngọc Giá. Xuân Giá.
Giảng Minh Giảng. Quý Giảng. Thanh Giảng
Giáo Quang Giáo. Danh Giáo. Phong Giáo
Tên hành Hỏa vần H
Hanh Quang Hanh. Quý Hanh. Trí Hanh.
Hiền Diệu Hiền. Bích Hiền. Hiếu Hiền.
Hồ An Hồ. Bích Hồ. Hải Hồ.
Hoa Ái Hoa. Diễm Hoa .Diệu Hoa
Hóa An Hóa. Bảo Hóa .Đức Hóa.
Hoàn Kim Hoàn. Như Hoàn. Ngọc Hoàn.
Hương Diệu Hương. Diễm Hương. Gia Hương. 
Tên hành Hỏa vần K
Kế Diệu Kế. Đại Kế .Đức Kế.
Khiêm Bỉnh Khiêm. Bảo Khiêm. Duy Khiêm.
Khuê Bích Khuê .Diễm Khuê. Hồng Khuê
Kiệm Cần Kiệm .Đắc Kiệm. Đức Kiệm.
Kiên Hoàng Kiên. Chí Kiên. Công Kiên.
Kiện Duy Kiện. Gia Kiện .Hoàng Kiện.
Kiệt Mạnh Kiệt.Anh Kiệt.Gia Kiệt
Kỳ Cao Kỳ. Hồng Kỳ. Ngọc Kỳ. 
Tên hành Hỏa vần L 
Lạc Vĩnh Lạc .An Lạc .Bích Lạc.
Lai  Kim Lai. Phúc Lai. Nguyên Lai.
Lam Danh Lam. Ngọc Lam .Thanh Lam

 5. Kết luận

Trên đây là những gợi ý cho quý vị muốn cải vận bổ khuyết bằng phương pháp đặt tên theo Dụng thần Bát Tự. Khi bạn lấy biệt danh hay tên gọi khác theo cách này thì cần cẩn trọng. Bởi “gắn mác” không đúng có thể khiến bản mệnh gặp bất trắc thay vì tăng vượng khí cho mình. Để tránh xảy ra rủi ro không đáng có, bạn nên liên hệ với cấc chuyên gia của Phong Thủy Vượng để được tư vấn cụ thể.

Tác giả bài viết: Mai Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây