Cách tính số bậc thang là một trong những vấn đề, thể hiện rõ thực trạng của phong thủy hiện nay, đó là có quá nhiều quan điểm, khiến chúng ta băn khoăn khi áp dụng.
Có những trường hợp, vì cứ tuân theo số bậc theo phong thủy, mà gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt do chiều cao bậc thang không hợp lí. Bậc quá thấp, quá cao, hoặc cao độ không đều, sẽ dễ gây vấp ngã, hụt chân, hay lên xuống bị mỏi.
Theo khoản a, điều 3.4.1.1, quy định về độ dốc của cầu thang - chiều cao và chiều rộng bậc thang tại QCXDVN 05:2008/BXD, thì chiều cao bậc thang (H) và chiều rộng bậc thang (B), phải thỏa mãn công thức: 550mm < 2H + B < 700 mm. Chiều cao thích hợp của bậc thang nằm trong khoảng từ 15-18cm. Tùy vào chiều cao, kích thước ngôi nhà, mà tính ra số bậc thang phù hợp. Ví dụ: Đối với chiều cao 1 tầng khoảng 3.2 - 3.8 m thì số bậc thang phù hợp là 21 bậc.
Hiện nay, 3 cách tính số bậc thang được nhiều chuyên gia phong thủy tin dùng là theo 8 cung Lỗ Ban, thuyết Âm Dương hoặc vòng Trường Sinh. Việc sử dụng cách tính số cầu thang theo trường phái nào, đều cần cân nhắc đến sự hợp lí về chiều cao, chiều rộng bậc thang, để sử dụng tiện nghi, an toàn nhất.
8 cung Lỗ Ban là: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bản. Số bậc thang cuối cùng phải rơi vào các cung tốt: Tài, Nghĩa, Quan, Bản. Theo thuyết này thì số bậc thang nếu tính sàn tầng trên là 1 bậc, thì bậc thang sẽ là các số:5,6,9,10,13,14,17,18,21,22,25,26…
Vòng Trường Sinh là 12 cung thể hiện quy luật sinh tồn và phát triển của vạn vật, bao gồm: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng. Tùy vào hình khối của ngôi nhà, mà khởi Trường Sinh như sau:
Nhà hình Thủy (hình uốn khúc, lượn sóng) bậc thứ 1 là Trường Sinh.
Nhà hình Mộc (hình chữ nhật) bậc thứ 3 là Trường Sinh.
Nhà hình Thổ ( hình vuông) bậc thứ 5 là Trường Sinh.
Nhà hình Hỏa (hình nhọn, tam giác) bậc thứ 7 là Trường Sinh.
Nhà hình Kim (hình tròn) bậc thứ 9 là Trường Sinh.
Nếu số bậc thang rơi vào các cung: Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Mộ, Thai, Dưỡng, thì dùng. Không dùng khi bậc thang rơi vào các cung xấu: Mộc Dục, Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt.
Ví dụ: Đối với nhà ống, hình dạng cao, dài, đại diện cho ngũ hành Mộc, nên khởi vòng Trường Sinh ở bậc số 3. Số bậc cầu thang theo cách tính này sẽ là: 3,5,6,7,11,13,14,15,17,18,19,23,25…
Có lẽ, đây là cách tính phổ biến nhất. Hầu như các kiến trúc sư, kĩ sư, thầu thợ, hay chủ nhà… phần lớn đều chỉ biết và sử dụng cách này. Đối với thuyết này, bậc thang cuối cùng phải vào chữ “Sinh”,theo công thức 4n +1. Tức nếu số bậc thang chia cho 4, dư 1 thì mới dùng được. Như vậy, kết thúc cầu thang phải là các số: 5,9,13,17,21,25…
Tuy nhiên, nguồn gốc “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” là 4 trong 8 loại khổ của Phật Giáo.
Sinh khổ: vì người mẹ mang nặng đẻ đau khi sinh, đứa con ra đời phải mưu kế sinh nhai.
Lão khổ: ai cũng đến lúc trở nên già nua, mắt mờ hơn, tai nghe kém.
Bệnh khổ: con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh.
Tử khổ: khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh, gia quyến đau lòng.
Phật Giáo cho rằng, phải giải thoát khỏi vòng luân hồi tái sinh này, bằng việc đạt đến niết bàn, thì mới hết khổ. Như vậy, việc xem số bậc thang để vào chữ “Sinh” có còn đúng chăng?
Theo thuyết này, bậc thang cuối cùng phải là số lẻ, vì số lẻ mang tính Dương, tức có sự phát triển. Vậy số bậc thang cuối cùng sẽ là: 3,5,7,9,11,13,15,17,19,21,23,25…
Thông thường, ta hay dùng Thập Nhị Trực để tính số đòn tay (xà gồ) lợp mái nhà. Thập Nhị Trực gồm: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thâu, Khai, Bế. Tùy vào tuổi gia chủ, để tìm Mệnh, rồi tìm Trực tương ứng. Số đòn tay phải dừng lại ở Trực có Ngũ Hành tương sinh với Ngũ Hành Trực của chủ nhà.
Tuy nhiên, vẫn có số ít người dùng cách này để áp dụng, tính toán số bậc thang. Vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về hiệu quả của cách này. Vậy nên so với 4 cách còn lại, cách làm này không được đánh giá cao.
Tác giả bài viết: Mai Khánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn