Những lưu ý cần biết khi xem ngày nhập trạch vào nhà mới

Thứ sáu - 05/07/2019 05:23
Theo quan niệm tín ngưỡng trong dân gian của người Việt Nam thì việc nhập trạch và xem ngày nhập trạch là một trong những vấn đề rất quan trọng trong việc vào nhà mới. Việc xem ngày nhập trạch có liên quan vô cùng lớn tới số phận, gia đạo, cuộc sống của những thành viên trong gia đình. Chính vì thế chủ nhà nên lưu ý đến việc xem ngày về nhà mới theo tuổi.
Những lưu ý cần biết khi xem ngày nhập trạch vào nhà mới
Những lưu ý cần biết khi xem ngày nhập trạch vào nhà mới

Xem ngày nhập trạch vào nhà mới

Hiểu đơn giản khái niệm lễ nhập trạch là nghi lễ dọn vào nhà mới – một nghi lễ vô cùng quan trọng. Nhà đó không hẳn là nhà mới xây, mà có thể là nhà mua lại và sang tên đổi chủ mới. Nhập trạch chính là thời điểm con người chuyển vào nơi ở mới. Đây có liên quan đến sự thành bại của gia đình nên ông cha ta thường rất quan tâm và chuẩn bị chu đáo trong lễ nhập trạch này với mong muốn cả gia đình sẽ luôn được mạnh khỏe, hạnh phúc và đầm ấm về sau.

Xây nhà dựng cửa phải xem ngày lành tháng tốt để khởi công xây dựng. Cũng như vậy bạn cần xem ngày nhập trạch để cầu bình an, may mắn. Việc tìm được ngày đẹp để chuyển nhà được người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng là vô cùng quan trọng. Dù ai cũng nhận thức được sự trọng đại của việc xem ngày đẹp, chọn giờ đẹp để nhập trạch nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ được vấn đề làm sao để chọn được ngày đẹp hợp với phong thủy để chuyển tới nơi ở mới.

Cách xem ngày nhập trạch chính xác


Khi xem ngày nhập trạch vào nhà mới cần lưu ý đến hướng nhà và tuổi của người trụ cột gia đình- thường là đàn ông. Trong quan niệm phong thủy, thì có những cung hành khắc nhau vì vậy bạn cần để ý hướng nhà thuộc cung hành nào thì tránh những ngày thuộc cung hành khắc với hành của nhà. Nếu nhà quay ra hướng Nam thì thuộc vào hành Hỏa nên kỵ những ngày Thủy bao gồm : ngày Thân, Tí, Thìn. Nhà hướng Đông thì thuộc hành Mộc nên kỵ ngày Kim như ngày Tí, Dậu, Sửu. Nhà hướng Đông Bắc thuộc hành Thổ nên không chọn ngày có cung hành Mộc quá mạnh bao gồm ngày Hợi, Mão, Mùi.

Thứ hai là chọn ngày tránh ngày xung với bản mệnh của người trụ cột trong gia đình. Ví dụ, người tuổi Quý Tị thì tránh chuyển nhà mới vào ngày Quý Hợi, Kỷ Tỵ, Kỷ Hợi, Đinh Tỵ, Đinh Hợi – những ngày đó là ngày trực xung với mình.

Những lưu ý khi xem ngày nhập về nhà mới


Không chỉ chọn ngày chúng ta còn phải chọn giờ hoàng đạo để cầu bình an, may mắn và sức khỏe tốt cho các thành viên trong gia đình. Thông thường các ngày hoàng đạo và giờ hoàng đạo đều là tốt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số ngày hoàng đạo có trùng với sao xấu chiếu cụ thể là ngày Tam Nương ( 3, 7, 13, 18, 22, 27 ) ngày Dương Công Kỵ ( 5, 14, 23 ) , ngày sát chủ, Thiên Tai, Địa Hỏa, Chu tước, Kim thần thất sát.

Gia chủ có thể tham khảo thêm Bảng Tứ hành xung sau đây để xem ngày nhập trạch về nhà mới và lựa chọn ngày và giờ cho phù hợp.

Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Tý – Ngọ – Mão – Dậu

Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Ngoài ra các gia chủ nên lưu ý tránh nhập trạch vào hai tháng là tháng 3 và tháng 7 âm lịch vì hai tháng này có tết Thanh minh và Rằm tháng bảy có liên quan đến người chết nên kiêng kị việc chuyển nhà.

Cần lưu ý tránh những ngày xấu ở các tháng như sau:

- Tránh những ngày Tam nương: 3,7,13,18,22 và 27 âm lịch hàng tháng.

- Tránh ngày Thọ tử: 5,14,23 âm lịch.

- Tránh ngày Dương công kị nhật ở các tháng các ngày sau: 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11, 19/12.

Thủ tục nhập trạch khi về nhà mới:

- Bước vào nhà mới gia chủ nên mang theo một cái chiếc đệm (nếu như gia chủ dùng đệm ), hoặc bếp lò để đem lại may mắn. Những thành viên khác trong gia đình nên mang theo tiền để cầu tài phát lộc khi chuyển vào nhà mới.

- Chuẩn bị mâm cúng thần linh bao gồm : hương, hoa, xôi, gà, cau trầu, nước, đèn, gạo, muối…

- Người trụ cột gia đình phải tự tay mang bát hương và thắp nhang báo cáo xin nhập trạch với công thần, thổ địa. Sau đó tiếp tục cúng khấn xin rước vong linh Gia tiên nhà mình về thờ phụng.

- Sau khi khấn bái thần linh, gia chủ tiến hành khai bếp. Lưu ý, lần đầu khai bếp cần đun sôi nước từ 5-10 phút sau đó mới tắt lửa với mục đích khai bếp.

Những lưu ý về thủ tục nhập trạch khi về nhà mới:

- Lưu ý những người giúp dọn nhà không nên cầm tinh con Hổ.

- Nên chuyển nhà vào buổi sáng là tốt nhất. Nếu quá bận gia chủ có thể chuyển vào buổi trưa hoặc lúc mặt trời sắp lặn. Tuyệt đối không chuyển nhà vào ban đêm sẽ không mang lại may mắn, bình an cho những thành viên sống trong nhà.

- Không được cãi vã, than khóc trong ngày làm lễ nhập trạch

Ngày đầu tiên bước vào ngôi nhà rất là quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Vì vậy trong ngày chuyển nhà tuyệt đối cấm kỵ những cuộc cãi vã to tiếng, khóc lóc hay than thở bởi nó sẽ tạo nên điềm xấu. Gia đình muốn êm ấm thì phải vui vẻ và hạnh phúc, đầu có xuôi thì đuôi mới lọt được, mới mang đến những điều tốt lành.

Khởi động ngôi nhà ngay trong ngày lễ nhập trạch:

Ngay trong ngày đầu tiên về nhà thì gia chủ nên bật sáng tất cả những bóng đèn trong nhà, xả tất cả các ống nước, và cho khởi động những thiết bị trong nhà để bắt đầu cho cuộc sống tại ngôi nhà mới. Có như vậy thì mọi thứ sẽ được hanh thông và ngôi nhà có thêm sinh khí.

Nổi lửa trong ngày làm lễ về nhà mới:

Ngọn lửa sẽ làm cho ngôi nhà trở nên ấm áp hơn và có hơi thở. Nếu như chưa nấu ăn thì gia chủ cũng có thể nấu một ấm nước, pha một bình trà. Đặc biệt là nên nấu bằng bếp củi hay bếp gas để có ngọn lửa tượng trưng. Không nên nấu bằng bếp điện bởi vì nó không tạo ra lửa.

Bài vị gia tiên nên được mang vào ngôi nhà đầu tiên:

Khi dọn về nhà mới thì gia chủ nên là người đặt chân đầu tiên vào nhà. Và cần phải mang theo bài vị gia tiên cùng bước vào nhà. Những thành viên trong gia đình nên cầm theo tiền vàng bước theo sau để thể hiện sự kính trọng, sự giàu có và sung túc của gia đình.

Phụ nữ đang mang thai không được tham gia lễ nhập trạch:

Phụ nữ đang mang thai là những người cực kỳ nhạy cảm đối với phong thủy nhà ở. Để đảm bảo sự an toàn và bình yên thì những người phụ nữ đang mang thai không được tham gia vào lễ chuyển nhà mởi. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Gia chủ phải ngủ lại ở nhà mới một đêm nếu như chỉ lấy ngày tốt:

Nếu như chỉ lấy ngày tốt mà bạn không chuyển qua sống liền trong nhà mới thì bạn cần phải ngủ lại ở đó một đêm. Bởi vì làm như vậy sẽ giữ cho ngôi nhà được ấm cúng và thu hút được nhiều sinh khí hơn, xua đuổi được tà đạo.

Khấn thần linh trước rồi mới khấn gia tiên:

Khi chuyển đến nhà mới, gia chủ nên khấn lạy những vị thần linh trong ngôi nhà trước. Bởi nhập gia tùy tục và gia tiên sẽ được khấn sau thần linh để cho thần linh phù hộ cho gia đình êm ấm, sung túc và làm ăn phát đạt.

Trong những yếu tố về lễ nhập trạch thì việc chọn ngày tốt để làm lễ là điều quan trọng nhất. Nếu như không thật sự hiểu rõ thì gia chủ nên nhờ đến sự giúp đỡ của những chuyên gia phong thủy để đảm bảo cho ngôi nhà có phong thủy tốt nhất.

Các bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về phong thủy nhà ở trên trang của chúng tôi để áp dụng mang lại vận may cho gia đình mình. Hi vọng với những thông tin ở trên các bạn đã tự biết cách xem ngày nhập trạch và những lưu ý về lễ nhập trạch để gia đình luôn được may mắn, hạnh phúc và bình yên tại nơi ở mới.

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây