Cơ bản về Phong thủy Dương trạch

Thứ hai - 08/07/2019 23:52
Dương trạch là một cuộc đất lớn nhỏ là nơi xây dựng thành phố, thị xã, làng xóm, thôn, bản, đình, chùa, đền, miếu, là nơi con người ta xây dựng nhà cửa trên lớp đất bề mặt của lớp vỏ trái đất.
Phong thủy Dương trạch
Phong thủy Dương trạch
Dương trạch tốt phải hài hòa với môi trường thiên nhiên khi con người sống trên đó luôn có tân trạng vui tươi thoải mái,gần nước,ao hồ,sông suối. đất đai màu mỡ cao ráo ,không ẩm ướt.Có đủ ánh sáng,đi lại thuận lợi,cây cối quanh năm xanh tốt, môi trường xanh, sạch thoáng mát.
 
XÁC ĐỊNH SƠN VÀ HƯỚNG
Thái cực sinh lưỡng nghi
 Lưỡng nghi sinh tứ tượng,
Tứ tượng sinh bát quái.

Từ thủa khai sinh lập địa, trái đất đã hình thành lên hai cực Bắc và Nam phân chia thành hai nửa bán cầu gọi là trục Sinh Khí hay trục chính trâm, trục quay từ đông sang tây.
 
bat quai
Bát quái

Căn cứ vào thái cực dựa trên bát quái “Hà Đồ” của Long mã ,phục Hy đã vạch lên hai lét,” NÉT LIỀN “và “NÉT ĐỨT”

Nét liền thể hiện cho Chính châm, trục bắc nam đại diện cho TRỜI vì nó chạy xuyên qua tâm trái đất hướng lên trên gọi là NGHI DƯƠNG.

Nét đứt thể hiện cho trục đông tây,trục chuyển động của trái đất quanh trục chính châm gọi là nghi âm.

Hai vạch Âm-Dương này gọi là hai nghi. Hay gọi là “Hào
 
Trên hào Dương vẽ một vạch Dương gọi là  “THÁI DƯƠNG”

Trên hào Dương vẽ một vạch Âm gọi là  “THIẾU ÂM”

Trên hào Âm vẽ một vạch Âm gọi là “THÁI ÂM”

Trên hào Âm vẽ một vạch Dương gọi là “THIẾU DƯƠNG”

Bốn hào trên được gọi là Bốn Tượng hoặc { tứ tượng}

Ta lần lượt thêm lên trên mỗi tượng một vạch Dương và Âm ta sẽ được các Quẻ sau:

THÁI DƯƠNG thêm một vạch Dương thành quẻ CÀN thuộc Kim

THÁI DƯƠNG thêm một vạch Âm thành quẻ ĐOÀI thuộc Kim

THIẾU ÂM thêm một vạch Dương thành quẻ LY thuộc Hỏa

THIẾU ÂM thêm một vạch Âm  thành quẻ CHẤN  thuộc mộc

THIẾU DƯƠNG thêm một vạch Dương thành quẻ TỐN thuộc mộc

THIẾU DƯƠNG thêm một vạch Âm thành quẻ KHẢM thuộc thủy

THÁI ÂM thêm một vạch Âm thành quẻ KHÔN  thuộc thổ

THÁI ÂM thêm một vạch Dương thành quẻ CẤN thuộc thổ

Tám quẻ trên gọi là bát Quái hay còn gọi là bát san.

Ta tiếp tục hoán vị sắp xếp ghép tám quẻ đó chồng lên nhau được  64 quẻ kép. Từ quẻ CÀN tới quẻ VỊ TẾ. và đặt lời cho 64 quẻ gọi là “ quán từ” hay là “lời thoán quẻ”Kinh Dịch cũng xuất phát từ 64 quẻ mà da.

Trong bát quá VĂN VƯƠNG sắp lại 64 quẻ từ quẻ Khôn tới quẻ Quải đảo ngược theo Âm Dương.

Đất nước Việt nam trải dài từ bắc xuống nam lằm trên một trục lộ dẫn trường khí rất tốt. Góc từ thiên chênh lệch từ 2,7độ tới 6,3 độ từ thiên. Nằm trên thân long hung vĩ xuất tổ từ dãy tản viên chạy dài trên dãy Hoàng Liên Sơn đổ xuống cao nguyên Nam Trung Bộ phân chia ra các cán long, hoành long và chi long đổ ra phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Hệ thống long mạch hung vĩ đã phân chia thành ba vùng kết chính. Dãy Tản Viên bao la bao chùm trên vùng rộng lớn phía bắc từ Hà Giang, Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn ,Thái Nguyên, Quảng Ninh, Việt Trì, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Huế.

Dãy Trường Sơn bao chọn vùng Trung Bộ từ Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa, cao nguyên Nam Trung Bộ các tỉnh Gia Lai , Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng cho tới TP Hồ Chí Minh.

Dãy Thất Sơn khu Bảy Núi bao chọn vùng Tây Nam Bộ và Nam Bộ.
 
Vùng Tản Viên thuộc “trấn long kỳ” là vùng hội tụ đầy đủ các yếu tố tứ linh ,tạo hóa thiên nhiên đã đem lại cho Việt Nam một mạch khí luôi dưỡng tạo hóa sinh da các anh hung dân tộc để dựng nước và giữ nước,phát chiển đất nước phồn vinh.

Các vùng đồng bằng ven biển chạy dài từ bãi biển Trà Cổ rừng dương cho tới mũi Cà Mau rừng đước, đem lại một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cho đất nước.

Vùng Bảy Núi Thất sơn thuộc tỉnh An Giang là lơi kỳ bí thuộc “Trấn long cước” đã giữ lại khí mạch trước hòa nhập mạch khí Âm của dãy Tà Nơn thuộc tỉnh Nam Giang Campuchia  và hình thành nên ngọn bút thuộc đảo Phú Quốc nước ta.

Với hai dòng lưu thủy chính là sông Hồng và sông Cửu Long đã tạo da hệ thủy khẩu chằng chịt đóng vai chò là những động mạch và tĩnh mạch luôi dưỡng khí huyết cho thân hình chữ S Việt Nam tươi đẹp.

Dương trạch được chia làm hai vùng rõ rệt.

Đất bình dương là những vùng đồng bằng ven biển,ven sông hồ, bãi bồi. Bình dương lấy nước làm thầy.

Dương trạch phải bằng phẳng mới tốt, phải có dòng nước uốn khúc quanh co thì giư đình mới hòa thuận. Dòng nước đẹp chầu về cửa,gia đình làm ăn phát đạt. Phía trước có bút, bên phải có nghiên, bên trái có chiêng trống, đằng sau có sơn, con cháu phát quan to nhiều đời.

Trước cửa có dòng thủy chảy thẳng vô, gia đình tai họa mát của, thiệt nhân khẩu.

Nước trong nhà chảy ra phải lưu thông các cung và chảy da đúng mộ khố gọi là { thủy khứ,sẽ nói chi tiết ở phần sau}

Tọa sơn của cuộc đất lớn nhỏ là nơi long và mạch khí xuất tổ, hướng là lơi dẫn các trường khí tới.
 
Dương trạch bao gồm các quy trình sau:

1. Quan sát bối cảnh bên ngoài ngôi nhà

Là chọn cuộc đất tốt có long mạch tốt, có khí mạch, bằng phẳng, luôn quan sát kỹ đường đi lối lại, ao hồ sung quanh, cây cối hoa lá, dân cư xung quanh, tứ phương loan hoàn. Long chầu hổ phục, chu tước nghênh phúc, huyền vũ thọ cơ phương vị thích hợp với bản mệnh.

Hạn chế các điều phạm sát về dương trạch như” PHẢN QUANG SÁT, CÁC CƯỚC SÁT, LIÊM ĐẠO SÁT, CÔ PHONG SÁT, THƯƠNG SÁT, BẠCH HỔ SÁT, THANH LONG SÁT, THIÊN TRẢM SÁT, XUYÊN TÂM SÁT, THIÊN KIỀU SÁT, KHAI KHẨU SÁT, ĐAO SAT, CÔ DƯƠNG SÁT, ĐỘC ÂM SÁT, THANH SÁT, THIÊN SUNG XẠ SÁT, PHẢN CUNG SÁT, HỎA HÌNH SÁT, LIÊM TRINH SÁT, NGÔ CÔNG SÁT, VỊ SÁT. Đình chùa, miếu mạo đều có ảnh hưởng không tốt tới vận hạn gia đình bạn.

Dùng La kinh đo để phân biệt sự cát hung các phương vị hướng long mạch như:

- Phân biệt huỳnh tuyền, phương phạm bát sát.

- Cửu tinh phối 24 sơn.

- Phân chính châm định long mạch

- Phân biệt âm long dương long, thuận long, nghịch long.

- Phân chính ngũ hành và tìm mộ khố.

- Tìm kiếp sát hướng nào.

- Phân các long xuyên sơn, long thấu địa, phối chu dịch.

- Nhân bàn trung châm phối tam hợp THIÊN-  ĐỊA-  NHÂN và thấu địa môn.

- Phối long mạch với nhị thập bát tú 28 sao.

- Tìm cung tứ cát, ngũ nhân, tam kỳ, bát môn, cửu tinh đáo sơn.

- Phân biệt thủy lai, thủy khứ.

- Phân chia độ số ngũ hành, phân kim gia giảm để tránh sai sót vào không vong.

- Phân vượng - tướng –cô- hư.

- Phân kim phối địa nguyên quy tang.

- Nạp âm ngũ hành lục thập hoa giáp.tránh cung phân rã.

- Nạp 24 tiết khí đón thái dương đón cát chánh hung.

- Tìm 12 vị thần tướng triều sá, 24 vị thiên binh trong 8 phương hỗn thiên.

- An cung phúc  đức trong 24 cung và sự co dãn của 60 long.

- Tính độ số ngang dọc 28 sao phối nhân bàn, phối 24 sơn.

- Đặt cổng chính theo ”Tả lai hữu thu pháp hay hữu lai tả thu pháp hay chu tước nghênh thủy pháp hay nghịch thủy.

2. Bố cục bên trong ngôi nhà
 
Nhất vị ,nhị hướng tam bát tự
Gia sự an vui vạn thánh ngày
 
A. CỬA CHÍNH

Cửa chính phải đảm bảo hai yếu tố Hướng và Vị, rong một ngôi nhà cửa chính là quan trọng nhất.

Cửa chính cũng là hướng thủy và cũng là hướng nhà. Nếu ta xây một ngôi nhà có 4 bức tường cao, bốn bên đều không có cửa còn gọi là ngôi nhà “vô phong, vô hướng, vô vị”

Cửa chính phải an được vị tốt trong hệ phúc đức như: PHÚC ĐỨC, TẤN TÀI, QUAN TƯỚC, QUAN QUÝ, VƯỢNG TRANG, HƯNG PHƯỚC, VƯỢNG TÀM, TẤN ĐIỀN, VINH PHÚ, THÂN HÔN, HOAN LẠC, VƯỢNG TÀI. Tùy thuộc vào từng cuộc đất và hướng sinh thái.

Chánh các vị: ôn hoàng, trường bệnh, tố tụng, tự ải, pháp trường, điên cuồng, khẩu thiệt, khốc khớp, cô quả, thiếu vong, xương dâm, tuyệt bại.

Các cung Trong 12 cung trường sinh thuận như: THAI, DƯỠNG, TRƯỜNG SINH, MỘC DỤC, QUAN ĐỚI, LÂM QUAN, ĐẾ VƯỢNG , SUY, BỆNH, TỬ, MỘ, TUYỆT và 12 cung nghịch.

Lựa chọn hướng phù hợp với 64 Quẻ trong Kinh Dịch, Dịch lý.

An vào sao tốt trong hên nhị thập bát tú, tránh an vào không vong.

Lựa chọn  bốn phương huỳnh tuyền, tám phương bát sát.

Ví dụ: nhà hướng TỐN mà cổng cửa, đường da vào; vòi nước chảy da tại sơn Ất và Bính là bị phạm huỳnh tuyền.

An vào các cung PHÚC, SINH, Y, PHỤC, tránh TUYỆT, HỌA, NGŨ, LỤC.

Tìm tài vị, cung địa mẫu, THIÊN - NHÂN – ĐỊA.

An các sao tốt trong cửu tinh đồ: THAM LANG, CỰ MÔN, LỘC TỒN, VĂN KHÚC, LIÊM TRINH, VŨ KHÚC, PHÁ QUÂN, TẢ PHỤ, HỮU BẬT.

Kiêm độ từ thiên để chiêu tài tránh phạm vào cô Dương, cô Âm.

B. CỬA PHỤ

Cửa phụ phải đặt vào vị tốt nhằm trợ giúp cho tài vận trong ngôi nhà. Chẳng hạn một số nhà cua cửa chính phạm Bát san và sao, vvv.. thì đặt vị cửa vào cung tốt sẽ tốt cho tài vận ngôi nhà.

Ví dụ: ngôi nhà có cửa chính hướng Quý vị Quý được HOAN LẠC là được một tiểu cát, nhưng bị sao NỮ và sao NGUY chiếu là đại hung. Cho lên phải mở thêm cửa phụ hướng QUÝ vị DẦN thì được PHÚC ĐỨC là đại cát. Và được sao CƠ và sao VĨ cao chiếu là hai tiểu cát cho nên rất đẹp.

Cửa phụ cũng phải hội tụ đầy đủ các yếu tố như cửa chính.

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây