Cách hóa giải nhà gần, đối diện bệnh viện, nhà tang lễ, nghĩa trang,...

Thứ hai - 26/12/2022 10:20
Trong Bất động sản, các thế đất hay nhà gần, đối diện nghĩa trang, mộ, bệnh viện, nhà tang lễ, nơi giết mổ động vật, trại giam… luôn có giá trị thấp hơn các Bất động sản thông thường. Tuy nhiên không phải lúc nào Bất động sản dạng này cũng xấu, nếu ta biết hóa giải đúng cách.
Cách hóa giải nhà gần, đối diện bệnh viện, nhà tang lễ, nghĩa trang,...
Cách hóa giải nhà gần, đối diện bệnh viện, nhà tang lễ, nghĩa trang,...

Trường hợp mảnh đất xây dựng nằm trong nghĩa trang, hoặc dưới lô đất có mộ, thì đều được coi là các thế đất rất xấu. Hay khu dân cư xây trên lô đất trước kia là nghĩa trang, nhưng được di dời mộ nơi khác, san lấp mặt bằng để làm nơi ở cũng không tốt. Phong thủy chia ra rất rõ, đất Dương Trạch là đất dành để xây công trình, nhà cửa và không nên dùng đất Âm Trạch (mồ mả) để xây cất nhà, vì đất Âm Trạch có nhiều âm khí, mà đất ở thì cần dương khí.

Đối với nhà gần hoặc đối diện nghĩa trang cũng được xem là nơi có khí âm. Người xưa có khuyên: không nên chọn đất làm nhà mà suốt ngày nghe tiếng khóc ỉ ôi. Nên không chỉ là nghĩa trang, mà nhà gần những nơi nghe tiếng than khóc, đau buồn như: bệnh viện, nhà tang lễ, nơi giết mổ động vật, trại giam,… cũng được cho là nơi có khí âm, khí xấu nhiều.

Một số người có tâm lí vững vàng, không bị yếu bóng vía, nếu đến trực tiếp lô đất, ngôi nhà có âm khí, mà cảm nhận không có sự sợ hãi, tinh thần bình thường như ở trong các môi trường khác, thì vẫn có thể lựa chọn ở đó nếu phù hợp với nhu cầu.

Mức độ ảnh hưởng của khí xấu này tùy thuộc vào khoảng cách, quy mô, tương quan vị trí của “nơi âm khí” (gọi chung cho nghĩa trang, mộ, bệnh viện, nhà tang lễ,trại giam…) so với ngôi nhà. Nếu nơi âm khí có quy mô lớn, thì khoảng cách với ngôi nhà nên càng xa càng tốt, ít nhất phải trên 1km, nếu chỉ là vài khu mộ thì khoảng cách nên trên 100m.

Nếu nơi âm khí cách căn nhà bởi dòng sông, khu dân cư,…thì mức độ ảnh hưởng cũng ít hơn. Trường hợp nơi âm khí nằm trên đường đi đến nhà bạn, khi di chuyển về nhà, bạn sẽ mang khí âm vào nơi ở, như vậy là không nên. Gặp trường hợp này, nếu có 1 con đường khác không đi ngang qua nơi âm khí, bạn nên ưu tiên đi đường đó.

Ngoài ra, để biết được chắc chắn đất nhà bạn có khí âm hay không, nhiều hay ít, phải đến tận lô đất xây dựng, dùng công cụ để đo trực tiếp, khi đó mới có thể kết luận là tốt hay xấu, nên xây nhà ở đó hay không.

Cách hóa giải nhà gần, đối diện bệnh viện, nhà tang lễ, nghĩa trang,...:

Thiết kế ngôi nhà nên chan hòa ánh sáng, thông thoáng, tránh u tối, ẩm thấp. Nếu là nhà phố, nên tạo sân trong, sân sau, giếng trời, để hiệu quả lấy sáng, lấy gió được tốt nhất. Một ngôi nhà sạch sẽ, thoáng đãng, có nắng, có gió trong nhà, là ngôi nhà có nhiều dương khí, sẽ cân bằng được môi trường xung quanh nhiều âm khí. Tuy nhiên, chỉ nên lấy thoáng ở những vị trí phù hợp trong nhà, chứ không nên mở cửa ở những phương vị đối diện hoặc gần nơi có âm khí, ở đó nên xây kín đáo bằng tường, hoặc dùng rèm che thường xuyên (nếu chỗ đó bắt buộc mở cửa).

Ngoài việc lấy sáng tự nhiên, nên thiết kế ánh sáng nhân tạo cả ngoại thất lẫn nội thất ở cường độ chiếu sáng ở mức tiêu chuẩn trở lên, để công trình không những sáng ban ngày mà còn đảm bảo sáng về đêm. Ánh sáng càng nhiều càng mang lại dương khí cao.

Đồng thời, với trường hợp ở trong nhà nhưng vẫn nghe âm thanh khóc lóc từ bệnh viện, nghĩa trang, còi xe cứu thương, còi xe tang lễ,… thì những vị trí tiếp giáp với các âm thanh đó cần có thiết kế cách âm tốt, vì các âm thanh đau buồn luôn đem vào nhà những tín hiệu tiêu cực về tâm trạng.

Đặt các vật phẩm phong thủy như: đôi Kì Lân bằng đá, Hồ Lô Hóa Sát, Tiền Ngũ Đế,…ở phương vị đối diện hoặc gần nơi âm khí. Các vật phẩm cần được khai quang, đặt đúng nơi, đúng ngày giờ tốt mới phát huy hết tác dụng.

Tác giả bài viết: Mai Khánh

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây