Tiết khí Kinh Trập là gì? Ý nghĩa Tiết khí Kinh Trập trong phong thủy?

Thứ tư - 18/09/2019 05:13
Trong 24 tiết khí của một năm, tiết Vũ thủy tạo nên những cơn mưa ẩm là tiền đề cho thực vật cây cối phát triển sinh sôi thì tiết Kinh trập đánh dấu một mốc quan trọng trong chu kỳ sinh học hàng năm. Vây tiết Kinh Trập là gì hay ý nghĩa của tiết Kinh Trập như thế nào thì sẽ được Phong Thủy Vượng luận bàn chi tiết về tiết khí đặc biệt này.
Tiết khí Kinh Trập là gì? Ý nghĩa Tiết khí Kinh Trập trong phong thủy?
Tiết khí Kinh Trập là gì? Ý nghĩa Tiết khí Kinh Trập trong phong thủy?

1. Tìm hiểu khái niệm tiết khí Kinh Trập là gì?


Tiết khí Kinh trập là gì? Theo nghĩa Hán văn thì “kinh” nghĩa là kinh động, chấn động, thức tỉnh, sợ hãi, “tử, sinh, kinh, cụ”nghĩa là sống, chết, sợ hãi, lo âu. Trong cụm từ tên của tiết khí khí này có nghĩa là giật mình, thức tỉnh. “Trập” nghĩa là các loài sâu bọ côn trùng. Tiết khí Kinh trập được hiểu là tiếng sấm mùa xuân khiến các loài sâu bọ giật mình, bừng tỉnh. Có một số loài sâu bọ, côn trùng ngủ đông, hoặc ấu trùng được sinh ra từ trứng của các loài sâu bọ, côn trùng này tiềm ẩn trong đất, trong vỏ cây, kẽ lá, khi nghe tiếng sấm xuân báo hiệu thức giấc, giật mình, tỉnh dậy và bắt đầy hoạt động mạnh. Người ta gọi nôm na tiết khí Kinh Trập là tiết khí sâu nở.

2. Tiết khí Kinh Trập bắt đầu từ ngày nào?


Tiết khí Kinh trập bắt đầu từ ngày 05 hoặc 06. 03 kết thúc vào ngày 20. 03 dương lịch hàng năm. Mặt trời ở tọa độ xích kinh 345 độ. Tiết khí Kinh Trập này cũng kết thúc tháng Dần, tháng Giêng đầu năm, trong tháng có nhiều những biến đổi ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động của con người và vận khí của vũ trụ.

3. Vài nét về đặc điểm và ý nghĩa của tiết khí Kinh Trập trong năm


- Sau tiết khí Vũ thủy, nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm ở khu vực bắc bán cầu được tăng cường nên các loài thực vật đâm chồi nẩy lộc, xanh tốt, xum xuê, nhiều loài bắt đầu đơm hoa. Chính vì thực vật phát triển nên tạo ra nguồn thức ăn rất dồi dào cho động vật cấp 1 (theo tháp thức ăn trong sinh học), các loài động vật này bao gồm gia súc ăn cỏ như hươu, nai, trâu, bò cho đến các loài nhỏ như côn trùng sâu bộ. Những trận mưa xuân có kèm theo tiếng sấm chấn động khiến vạn vật bừng tỉnh, các loài ngủ đông, ấu trùng sâu bọ nghe được những tiếng sấm báo hiệu thời tiết khí ấm áp nên thức dậy, hoạt động mạnh hơn

- Chính vì có những thay đổi về môi trường này khiến các loài thực vật có sự thay đổi thích nghi theo. Ví dụ như một số loài thực vật đã phát triển tới góc độ tương đối già dặn nên hạn chế phần nào bị sâu bọ phá hoại. Một số loài khác có cơ chế sinh học thay đổi thích ứng. Chẳng hạn như một số loài tre ở vùng núi, ngoài tự nhiên nhất là cây vầu. Theo kinh nghiệm của những người già cả truyền lại, khi nào có sấm mùa xuân thì măng vầu sẽ chuyển sang đắng, không còn ngọt như trước nữa, thậm chí có cây đắng ngắt, mặc dù vẫn còn non. Nguyên nhân do tiếng sấm khiến ấu trùng sâu bọ, các loài sinh vật ngủ đông thức tỉnh, chúng sẽ tìm kiếm thức ăn mà loại thức ăn được ưu tiên nhất là những mầm non, trong đó có măng. Theo cơ chế phòng vệ của thực vật mà các nhà khoa học gọi là quan hệ ức chế cảm nhiễm thì các loài thực vật này tổng hợp chất dinh dưỡng và tạo ra những hợp chất có vị đắng, lượng axit trong đó cũng cao lên rất nhiều, cơ chế này nhằm hạn chế côn trùng phá hoại tự bảo vệ nòi giống của mình không bị tuyệt chủng. Đối với con người, nhất là những người có biểu hiện gan thận suy nhược mà sử dụng loại thực phẩm này thường dẫn đến hậu quả khá nặng nề, bểu hiện nhẹ thì mệt mỏi, ể oải, ngủ li bì, nặng thì có thể dị ứng ngứa da, nặng hơn thì suy gan suy thận cấp tính ở độ cao và nhập viện, thậm chí có thể phải chỉ định lọc máu, chạy thận. Đây là những biểu hiện thay đổi về nhịp sinh học tại nửa cầu bắc trên Trái đất, nó có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và hoạt động sản xuất.

- Những loài côn trùng sâu bọ này có thể phá hoại hoa màu trong sản xuất. Những người làm nông nghiệp buộc phải chuẩn bị kỹ lưỡng công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Đối với ngành chăn nuôi thì công tác vệ sinh phòng dịch cũng luôn được ưu tiên.

- Khi côn trùng hoạt động trở lại không có ý nghĩa là chỉ toàn có mặt hại mà không có lợi ích gì. Một số loài cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả đang trong giai đoạn ra hoa mà nhờ có các loài côn trùng này việc thụ phấn diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

4. Vài nét về ý nghĩa của tiết khí Kinh Trập trong tử vi phong thủy


- Từ tiết khí Kinh trập trở đi thời gian tính theo tiết khí khí thì Mộc khí cực vượng. Vì Mộc trường sinh ở Hợi, đế vượng ở Mão và nhập kho ở Mùi. Khi Mộc khí cực vượng tất sẽ có những biểu hiện của nó đối với sức khỏe và cuộc sống. Có người gặp hành Mộc sẽ cát lợi thường tốt cho sức khỏe, tinh thần sảng khoái, phẩn chấn, nghiên cứu, tư duy có hiệu quả, sáng tạo, hanh thông trong sự nghiệp và tài vận. Những người kỵ hành Mộc khi gặp tiết khí Kinh Trập thường có biểu hiện ể oải, mệt mỏi, gan mật không tốt, ứ trệ, chán ăn, dị ứng, mẩn ngứa da, đầu óc thiếu tập trung, suy nghĩ lơ mơ, tản mạn, làm việc không hiệu quả, nhiều người gặp tình huồng nặng nề có biểu hiện thị phi, miệng tiếng, cãi vã, tranh chấp, cáu giận, bực bội, mang tiếng xấu, bị hiểu lầm...

- Tiết khí Kinh trập, tháng 2 trong kinh Dịch ứng với quẻ Lôi thiên Đại tráng diễn tả một thời kỳ lớn mạnh, dồi dào tinh lực, uy vũ, cường thịnh. Trong tượng quẻ thì có hình ảnh hai hào âm ở trên sắp sửa bị tiêu hao hết sạch, bốn hào dương ở trên ngày càng cường thịnh hơn. Xét theo một cách khác quẻ trên là Chấn tượng của sấm sét, biến động, uy vũ, quẻ dưới là Càn tượng của đức cứng rắn, chính đáng, cương trực, tráng kiện. Như vậy cả tiết khí khí, ngũ hành và quẻ dịch đều miêu tả trạng thái vũ trụ trưởng thành mạnh mẽ, cương kiện, có nhiều biến động lớn. Tuy là như vậy cần đề phòng âm khí, tiểu nhân, bệnh tật, u ám âm thầm phát sinh. Cũng giống như người làm nông nghiệp trong thời kỳ này cần chuyển bị chu đáo cho cuộc chiến bảo vệ thành quả của mình

- Trong văn hóa dân gian thời điểm tiết khí Kinh trập người ta sẽ tiến hành nghi lễ tế thần Bạch hổ và đánh tiểu nhân. Đánh tiểu nhân thì đương nhiên rồi, diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng, nếu không thì mất mùa thất bát rất nguy hiểm, đây là việc làm thiết thực. Tế Bạch hổ bởi vì người ta cho rằng chúa sơn lâm, thần Bạch hổ cai quản muôn loài từ côn trùng sâu bọ cho tới các ôn dịch, bệnh tật, việc tế thần này mang ý nghĩa thể hiện khát vọng được che chở độ trì, ngăn chặn sâu bọ tràn lan phá hoại, đón nhận niềm tin về tinh thần, uy vũ, sự dũng cảm tự tin trong việc cải tạo tự nhiên, khống chế các loài sinh vật gây hại...

- Như vậy, tiết khí Kinh trập báo hiệu một thời kỳ biến hóa mới trong chu trì kinh học và vận khí của vũ trụ. Rất nhiều người coi trọng thời điểm tiết khí khí này và nó còn đi kèm với lễ nghi tín ngưỡng, văn hóa từ thời xa xưa.

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây