Tiết khí là gì? Lịch Tiết khí trong năm thế nào? Danh sách hai mươi tư 24 Tiết khí trong năm

Thứ tư - 18/09/2019 03:14
Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.
Danh sách hai mươi tư 24 Tiết khí
Danh sách hai mươi tư 24 Tiết khí

Tiết khí là gì?

Tiết khí là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí có xuất xứ từ tộc người Bách Việt. Nó được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên để đồng bộ hóa các mùa. Ở Việt Nam có một số học giả phân biệt tiết và khí. Họ cho rằng cứ một tiết lại đến một khí. Tuy nhiên để dễ hiểu, nhiều người vẫn gọi chung là Tiết khí hoặc đơn giản chỉ là tiết.

Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là cơ sở để tính Tiết khí
Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là cơ sở để tính Tiết khí

Có hai yếu tố ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai tiết khí gần nhau, đó là:

1. Vì quỹ đạo của Trái Đất là một hình elíp rất gần với hình cầu chứ không phải là một hình cầu nên vận tốc di chuyển của Trái Đất trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời không phải là một hằng số. Do đó khoảng cách tính theo thời gian giữa các tiết khí không phải là con số cố định.

2. Do làm tròn thời điểm bắt đầu của mỗi tiết khí vào đầu ngày mà tiết khí đó bắt đầu.

Nên khoảng cách giữa hai tiết khí kề nhau sẽ ở trong khoảng 14-16 ngày. Lấy ví dụ trong kỷ nguyên J2000 khoảng thời gian từ điểm thu phân đến điểm xuân phân ở Bắc Bán cầu là 6 ngày ngắn hơn khoảng thời gian từ điểm xuân phân đến điểm thu phân. Đó là do quỹ đạo hình elip của Trái Đất; vào tháng 1, Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất (điểm cận nhật vào khoảng ngày 3 tháng 1) nên theo định luật Kepler nó phải chuyển động nhanh hơn thời kỳ ở xa Mặt Trời (điểm viễn nhật khoảng ngày 4 tháng 7). Chính vì thế nên nửa hoàng đạo từ điểm xuân phân đến điểm thu phân, Trái Đất đi hết 186 ngày. Nửa còn lại, từ điểm thu phân đến điểm xuân phân, chỉ cần 179 đến 180 ngày.

Hai mươi tư Tiết khí Kỷ nguyên J2000

danh sach hai muoi tu 24 tiet khi1
Thang độ của Hai mươi tư 24 Tiết khí trong năm trên quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời​​​​

Bảng dưới đây liệt kê hai mươi tư tiết khí trong lịch các nước phương Đông:

Kinh độ Mặt Trời Tiết khí Ý nghĩa Ngày dương lịch
Mùa Xuân
315° Tiết khí Lập xuân Bắt đầu mùa xuân Từ ngày 4 tháng 2 hoặc ngày 5 tháng 2 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
330° Tiết khí Vũ thủy Mưa ẩm Từ ngày 18 tháng 2 hoặc ngày 19 tháng 2 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
345° Tiết khí Kinh trập Sâu nở Từ ngày 5 tháng 3 hoặc ngày 6 tháng 3 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
Tiết khí Xuân phân Giữa xuân Từ ngày 20 tháng 3 hoặc ngày 21 tháng 3 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
15° Tiết khí Thanh minh Trời trong sáng Từ ngày 4 tháng 4 hoặc ngày 5 tháng 4 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
30° Tiết khí Cốc vũ Mưa rào Từ ngày 20 tháng 4 hoặc ngày 21 tháng 4 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
Mùa hạ
45° Tiết khí Lập hạ Bắt đầu mùa hè Từ ngày 5 tháng 5 hoặc ngày 6 tháng 5 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
60° Tiết khí Tiểu mãn Lũ nhỏ, duối vàng Từ ngày 21 tháng 5 hoặc ngày 22 tháng 5 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
75° Tiết khí Mang chủng Chòm sao Tua Rua mọc Từ ngày 5 tháng 6 hoặc ngày 6 tháng 6 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
90° Tiết khí Hạ chí Giữa hè Từ ngày 21 tháng 6 hoặc ngày 22 tháng 6 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
105° Tiết khí Tiểu thử Nóng nhẹ Từ ngày 7 tháng 7 hoặc ngày 8 tháng 7 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
120° Tiết khí Đại thử Nóng oi Từ ngày 22 tháng 7 hoặc ngày 23 tháng 7 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
Mùa thu
135° Tiết khí Lập thu Bắt đầu mùa thu Từ ngày 7 tháng 8 hoặc ngày 8 tháng 8 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
150° Tiết khí Xử thử Mưa ngâu Từ ngày 23 tháng 8 hoặc ngày 24 tháng 8 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
165° Tiết khí Bạch lộ Nắng nhạt Từ ngày 7 tháng 9 hoặc ngày 8 tháng 9 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
180° Tiết khí Thu phân Giữa thu Từ ngày 23 tháng 9 hoặc ngày 24 tháng 9 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
195° Tiết khí Hàn lộ Mát mẻ Từ ngày 8 tháng 10 hoặc ngày 9 tháng 10 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
210° Tiết khí Sương giáng Sương mù xuất hiện Từ ngày 23 tháng 10 hoặc ngày 24 tháng 10 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
Mùa đông
225° Tiết khí Lập đông Bắt đầu mùa đông Từ ngày 23 tháng 10 hoặc ngày 24 tháng 10 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
240° Tiết khí Tiểu tuyết Tuyết xuất hiện Từ ngày 22 tháng 11 hoặc ngày 23 tháng 11 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
255° Tiết khí Đại tuyết Tuyết dày Từ ngày 7 tháng 12 hoặc ngày 8 tháng 12 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
270° Tiết khí Đông chí Giữa đông Từ ngày 21 tháng 12 hoặc ngày 22 tháng 12 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
285° Tiết khí Tiểu hàn Rét nhẹ Từ ngày 5 tháng 1 hoặc ngày 6 tháng 1 đến thời gian bắt đầu tiết sau.
300° Tiết khí Đại hàn Rét đậm Từ ngày 20 tháng 1 hoặc ngày 21 tháng 1 đến thời gian bắt đầu tiết sau.

Ghi chú:

Trong khoảng thời gian giữa các tiết khí như Đại tuyết, Tiểu tuyết trên thực tế ở miền bắc Việt Nam không có tuyết rơi. (Trừ một số đỉnh núi cao như Phan Xi Păng, Mẫu Sơn có thể có, tuy vậy tần số xuất hiện rất thấp và lại rơi vào khoảng thời gian của Tiểu hàn - Đại hàn).

Những ngày được kể trên là ngày dương lịch. Tại sao Tiết khí, sự phân định tiết khí là sản phẩm của nền văn minh phương Đông gắn liền với nông nghiệp, mùa vụ, lịch âm mà lại được xác định bằng lịch dương. Nguyên nhân là trước đây, ở phương Đông trong các triều đại có những chức quan coi xét thiên văn, dự đoán và soạn lịch, họ tính toàn tiết khí bằng các phép toán và kết hợp với việc quan sát sự vận động của các hành tinh, thiên thể trong vũ trụ. Sau này, khi địa lý, vũ trụ, thiên văn học hiện đại phát triển mạnh, nên việc khám phá vũ trụ, hệ Mặt trời được chính xác, cụ thể hơn nên người ta dùng luôn dương lịch để xác định tiết khí cho tiện dụng và thống nhất với các văn bản, tài liệu khác.

Ý nghĩa của Tiết khí

Phân tích các tiết khí theo bảng trên đây, có thể nhận thấy chúng có liên quan đến các yếu tố khí hậu và thời tiết rất đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Hoàng Hà của Trung Quốc. Trong quá khứ nó đã từng được áp dụng để tính toán các thời điểm gieo trồng ngũ cốc sao cho phù hợp với các điều kiện thời tiết và khả năng sinh trưởng của chúng. Tuy vậy nó cũng có thể áp dụng được cho các vùng lân cận như khu vực phía bắc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Chính vì thế lịch Trung Quốc xưa còn có tên gọi là nông lịch tức lịch nông nghiệp.

Ý nghĩa của tiết khí đối với cuộc sống thì rất nhiều. Người ta có thể căn cứ vào đó xác định thời điểm, mùa vụ, có dự đoán về diễn biến của thời tiết. Đối với khoa học dự đoán việc xác định những ngày tiết khí cũng có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt:

- Căn cứ vào lịch tiết khí có thể biết được những ngày tiết khí là gì trong sự biến động, thay đổi, chuyển hóa trong vũ trụ. Ví dụ tiết Xuân phân sẽ có đặc điểm khác tiếp Đông chí.

- Dùng để xác định thời gian. Môn Phong thủy Huyền không phi tinh, môn Tứ trụ, môn Kỳ môn độn giáp và nhiều môn dự đoán khác không sử dụng lịch âm, lịch dương mà sử dụng lịch theo tiết khí. Cụ thể là mỗi tháng gồm có hai tiết. Tháng giêng của họ được tính từ tiết Lập xuân đến tiết Kinh trập, tháng hai cũng tương tự như vậy. Việc xác định thời gian theo lịch tiết khí căn cứ vào quy luật vận hành của vũ trụ, có thể giúp việc dự đoán có tính chính xác cao.

- Trong Kinh dịch có nhiều quẻ dịch ứng với các thời kỳ trong năm và các giai đoạn tiết khí. Ngày xưa, vào các ngày Đông chí khi khí Thiếu dương bắt đầu phát sinh và dần dần thịnh vượng, Hoàng đế ra lệnh đóng cửa quan ải, hạn chế đi lại để dung dưỡng nguồn năng lượng may mắn cát lợi này.

- Mỗi một tiết khí gắn liền với sự thay đổi biến hóa của các thiên thể, hành tinh trong vũ trụ nên nó sẽ có đặc điểm riêng biệt mà người nghiên cứu cần phải nắm rõ thì mới có thể vận dụng hiệu quả được.

- Những ngày tiết khí là biểu hiện của các gia đoạn, trạng thái sinh vượng của ngũ hành. Chẳng hạn tiết Xuân phân cây cối sinh trưởng mạnh nên hành Mộc thịnh vượng. Tiết Hạ chí nhiệt độ và ánh sáng rất cao nên hành Hỏa cực vượng và các tiết khí thời điểm khác trong năm ngũ hành có các trạng thái thịnh vượng hoặc suy thoái khác nhau.

- Ngày nay, vào những năm không hợp tuổi người ta vẫn tiến hành xây dựng, khởi công động thổ. Thời điểm được chọn là sau tiết Đông chí, thời điểm này Mặt trời chuyển động biểu kiến lên phía Xích đạo và ngày một gần với nửa cầu bắc hơn, khí dương dưỡng mệnh, trường khí lúc đó có nhiều chiều hướng thuận lợi cho tất cả mọi người, nên vì thế việc kiêng kỵ cũng không cần thiết lắm.

Thông qua việc nghiên cứu lịch tiết khí thì ta thấy được những biến đổi, vận động huyền diệu của tạo hóa và vũ trụ. Điều này giúp ích nhiều cho cuộc sống và các vấn đề trong khoa học dự đoán cát – hung, thịnh – suy của vận vật, nhân sinh

Đổi tiết khí so với Bắc bán cầu

Sau đây là cách đổi tiết khí giữa các cầu

TT Kinh độ Mặt Trời Tiết ở hai khu vực cực
Bắc bán cầu Nam bán cầu
1 315° Tiết khí Lập xuân, vào đầu xuân Tiết khí Lập thu, vào đầu thu
2 330° Tiết khí Vũ thủy Tiết khí Xử thử
3 345° Tiết khí Kinh trập Tiết khí Bạch lộ
4 Tiết khí Xuân phân Tiết khí Thu phân
5 15° Tiết khí Thanh minh Tiết khí Hàn lộ
6 30° Tiết khí Cốc vũ Tiết khí Sương giáng
7 45° Tiết khí Lập hạ, vào đầu hạ Tiết khí Lập đông, vào đầu đông
8 60° Tiết khí Tiểu mãn Tiết khí Tiểu tuyết
9 75° Tiết khí Mang chủng Tiết khí Đại tuyết
10 90° Tiết khí Hạ chí Tiết khí Đông chí
11 105° Tiết khí Tiểu thử Tiết khí Tiểu hàn
12 120° Tiết khí Đại thử Tiết khí Đại hàn
13 135° Tiết khí Lập thu, vào đầu thu Tiết khí Lập xuân, vào đầu xuân
14 150° Tiết khí Xử thử Tiết khí Vũ thủy
15 165° Tiết khí Bạch lộ Tiết khí Kinh trập
16 180° Tiết khí Thu phân Tiết khí Xuân phân
17 195° Tiết khí Hàn lộ Tiết khí Thanh minh
18 210° Tiết khí Sương giáng Tiết khí Cốc vũ
19 225° Tiết khí Lập đông, vào đầu đông Tiết khí Lập hạ, vào đầu hạ
20 240° Tiết khí Tiểu tuyết Tiết khí Tiểu mãn
21 255° Tiết khí Đại tuyết Tiết khí Mang chủng
22 270° Tiết khí Đông chí Tiết khí Hạ chí
23 285° Tiết khí Tiểu hàn Tiết khí Tiểu thử
24 300° Tiết khí Đại hàn Tiết khí Đại thử

Phân định mùa

Theo tiết khí trong lịch Trung Quốc, các mùa bắt đầu bằng tiết khí có chữ "lập" trước tên mùa. Ví dụ: mùa xuân bắt đầu bằng tiết khí lập xuân.

Tuy nhiên phân định này chỉ đúng cho thời tiết các nước ở Bắc Bán cầu Trái Đất xung quanh vùng Trung Hoa cổ đại. Tại các nước phương Tây, các mùa được phân định bằng các thời điểm như điểm xuân phân, điểm hạ chí, điểm thu phân và điểm đông chí. Trong thiên văn học, mùa trên các hành tinh nói chung cũng phân theo kiểu phương Tây. Ví dụ, mùa xuân trên Sao Hỏa bắt đầu vào điểm xuân phân (kinh độ Mặt Trời bằng 0) và kết thúc vào điểm hạ chí (kinh độ Mặt Trời bằng 90°).

Phân định các mùa

Bắc bán cầu Dương lịch Nam bán cầu
Truyền thống Khí tượng học Thiên văn Khí tượng học Thiên văn
Mùa đông Mùa đông Mùa đông Tháng 1 Mùa hè Mùa hè
Mùa xuân Tháng 2
Mùa xuân Tháng 3 Mùa thu
Mùa xuân Tháng 4 Mùa thu
Mùa hè Tháng 5
Mùa hè Tháng 6 Mùa đông
Mùa hè Tháng 7 Mùa đông
Mùa thu Tháng 8
Mùa thu Tháng 9 Mùa xuân
Mùa thu Tháng 10 Mùa xuân
Mùa đông Tháng 11
Mùa đông Tháng 12 Mùa hè

Tác giả bài viết: Vượng Phùng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

DỊCH VỤ THIẾT KẾ, XÂY NHÀ, NỘI THẤT
NỔI BẬT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây